Siết tín dụng BĐS có làm thị trường hết ‘sốt nóng’?

Siết tín dụng BĐS có làm thị trường hết ‘sốt nóng’?

“Siết” tín dụng BĐS…

Trong đợt “ sốt đất ” hồi đầu năm 2021, anh K – tham gia thị trường BĐS ở Bắc Giang có vay mượn ngân hàng và bạn bè khá nhiều vốn để đầu tư đất kiếm lời nhưng sau đó vướng dịch COVID -19 không thanh khoản được nên phải “còng lưng gánh lãi” ngân hàng thời gian dài. Nhân đợt Bắc Giang bùng lên cơn “sốt đất” dịp cuối năm, anh vội vã thoát hàng để thu hồi vốn và dự tính qua Tết Âm lịch sẽ nhờ họ hàng đứng tên thế chấp ngôi nhà thứ 2 và một số BĐS để vay ngân hàng khoản vay mới nhằm lấy vốn đi “săn đất” tiếp.

Tuy nhiên, ý định của anh K đang đứng trước nhiều rủi ro khi mới đây Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị số 01, theo đó chỉ đạo một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2022 là không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh BĐS, chứng khoán,… Vấn đề kiểm soát tín dụng vào BĐS để giảm thiểu lạm phát cũng liên tục được đưa ra bàn luận tại các cuộc họp quan trọng của các cơ quan chức năng nên việc vay tín dụng để đầu cơ, buôn BĐS sẽ hết sức rủi ro và khó khăn.

Theo các chuyên gia BĐS, việc kiểm soát dòng vốn tín dụng chảy vào thị trường BĐS của NHNN được cho là động thái nhằm giảm thiểu nguy cơ bong bóng BĐS, ngăn chặn đầu cơ, giảm thiểu nợ xấu để tránh đi theo “vết xe đổ” của tập đoàn BĐS Evergrande (Trung Quốc). Đồng thời đây cũng là nỗ lực của Chính phủ trong việc giảm bớt khoảng cách giữa người mua và người bán BĐS, để giấc mơ có nhà, đất của người thu nhập thấp trong xã hội trở thành hiện thực nhanh hơn.

Siết tín dụng BĐS có làm thị trường hết sốt nóng? - Ảnh 1.