‘Không ai làm thì tôi sẽ làm’: Từ một cậu bé khốn khổ vùng quê, vị tỷ phú họ Tào này đã làm gì để trở thành ‘Vua pha lê’ được cả đất nước tỷ dân tôn sùng
Là một trong những doanh nhân thành công nhất Trung Quốc, Tào Đức Vượng là một cái tên quen thuộc với nhiều người. Cuộc đời đầy cảm hứng, trí tuệ kinh doanh cũng như các nguyên tắc và quan niệm sống của ông đã truyền cảm hứng cho vô số doanh nhân và thanh niên thế hệ sau.
Tào Đức Vương chính là nhân chứng sống cho câu nói “Bậc đại trí trông bề ngoài có vẻ rất tầm thường”. Từ một cậu bé vùng quê nghèo khó, ông đã làm thế nào để trở thành một nhân vật khiến cả đất nước tỷ dân phải kính phục?
-01- Tuổi trẻ đầy bấp bênh và khốn đốn
Tháng 5 năm 1946, Tào Đức Vượng được sinh ra ở Thượng Hải trong một gia đình khá giả. Cha ông là một cổ đông của Cửa hàng bách hóa Vĩnh An, từ nhỏ ông đã được cha nói không ít về những quan niệm kinh doanh đúng đắn. Dưới ảnh hưởng của cha mình, Tào Đức Vượng có một sự nhiệt huyết đặc biệt với việc kinh doanh.
Khi Thượng Hải tơi vào tình trạng rối ren, gia đình họ Tào quyết định chuyển về quê hương Phúc Kiến. Khi rời Thượng Hải, cha ông đưa gia đình lên một con tàu du lịch, và tất cả tài sản của gia đình được đặt trên một con tàu vận tải khác. Thế nhưng sau khi gia đình đến nơi an toàn, tất cả đồ đạc đều mất hết vì con tàu vận tải đã chìm!
Mất hết đồ đạc, tài sản, gia đình họ Tào khá giả trở nên bần cùng chỉ sau một đêm. Vì quá nghèo nên năm 9 tuổi Tào Đức Vượng mới có thể đi học lại, nhưng đến năm 14 tuổi ông phải bỏ học ở nhà chăn bò vì không đủ tiền đóng học phí.
Sau khi bỏ học, Tào Đức Vượng bắt đầu tự học. Mỗi ngày khi đi chăn gia súc và kiếm củi, ông đều mang theo hai cuốn sách: “Tân Hoa tự điển” và “Từ Hải” mà ông dùng tiền tiết kiệm suốt mấy năm của mình mới mua được.
Từ năm 16 tuổi, Tào Đức Vượng đã bắt đầu kinh doanh nhỏ, ông bán trái cây với cha mình. Cha chịu trách nhiệm bán hàng hàng ngày, còn ông có trách nhiệm dậy từ sáng sớm và đi xa để nhập hàng. Mỗi ngày ông phải dậy lúc 2 giờ sáng và chạy xe 4 tiếng từ thị trấn Cao Sơn đến thành phố Phúc Thanh để nhập trái cây.
Năm 1976, Tào Đức Vương 30 tuổi. Lúc đó một nhà máy thủy tinh ở thị trấn Cao Sơn tuyển công nhân thời vụ. Theo lời khuyên của cha, Tào Đức Vượng vào công ty này làm nhân viên thu mua và bán kính đồng hồ nước.
Quyết định từ buôn bán nhỏ đã mãi mãi thay đổi cuộc đời ông. Từ 16 đến 30 tuổi, trong 14 năm này Tào Đức Vượng về cơ bản đã kinh doanh tất cả các lĩnh vực kinh mà ông có thể. Xuất phát điểm rất thấp, ông chọn hướng kinh doanh nhỏ lẻ mà mọi người thường bỏ qua.