Nhìn lại các gói kích thích kinh tế trước nỗi lo lạm phát: Mỹ, Trung Quốc ‘hạn chế’, Nhật Bản ‘tăng cường’, Việt Nam sẽ ra sao?

Nhìn lại các gói kích thích kinh tế trước nỗi lo lạm phát: Mỹ, Trung Quốc ‘hạn chế’, Nhật Bản ‘tăng cường’, Việt Nam sẽ ra sao?

Mặc dù việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại, song điều này cũng có thể giúp hạ nhiệt áp lực lạm phát đang gia tăng ở một số quốc gia. Thực tế, việc thắt chặt chính sách tiền tệ đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới.

Mỹ

Các chương trình kích thích khẩn cấp đang kết thúc, nhưng Mỹ cũng đã có một số chính sách nhằm, điển hình như trợ cấp thất nghiệp nâng cao. Cụ thể, Chính quyền Tổng thống Biden đã mở rộng các khoản trợ cấp cho trẻ em, cung cấp khoản thanh toán hàng tháng trị giá khoảng 300 USD cho mỗi trẻ em.

Đây là chính sách tạm thời, có thể được gia hạn như một phần của dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1.750 tỷ USD trong một thập kỷ và chiếm khoảng 0,6% GDP. Song, gói hỗ trợ chi tiêu này đã bị cắt giảm khoảng một nửa. Do vậy, cách thức phân bổ và tác động tài chính của gói tài chính này vẫn chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, một dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 550 tỷ USD đã được thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng và được Tổng thống Biden ký vào ngày 15/11, nhưng chỉ một lượng nhỏ trong tổng số đó có thể sẽ được chi tiêu vào năm tới.

Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã tương đối hạn chế trong việc triển khai sức mạnh tài khóa khi nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ và với quan điểm rằng sự hỗ trợ sẽ dần được kiềm chế. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu thâm hụt khoảng 3,2% trong năm 2021, giảm từ hơn 3,6% vào năm 2020 và dữ liệu gần đây cho thấy mức này có thể nhỏ hơn.

Điều đó một phần do Trung Quốc đang thúc đẩy cắt giảm chi tiêu lãng phí và giảm nợ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng đang chậm lại, một số nhà kinh tế hiện đang kêu gọi chính quyền thúc đẩy tài khóa mạnh mẽ hơn. Chi tiêu trong năm nay được tập trung nhiều hơn vào các dự án “cải thiện đáng kể đời sống của người dân” như cải tạo nhà ở cũ, dịch vụ công và tăng lương hưu.

Nhật Bản

Thủ tướng mới của Nhật Bản Kishida đã sẵn sàng để tung các chính sách kích thích nhằm khôi phục kinh tế Nhật Bản. Các gói kích thích tài khóa sẽ có quy mô trên 40.000 tỷ yen (350 tỷ USD).

Ông Kishida cũng từng nói sẽ phát 100.000 yen cho những người từ 18 tuổi trở xuống. Các chính sách khác gồm tăng trả lương cho điều dưỡng, giảm thuế cho các công ty nâng lương và khôi phục hỗ trợ di chuyển nội địa.

Ông Kishida được dự báo công bố chi tiết gói kích thích trong tuần này, nhằm tái khởi động quá trình phục hồi và củng cố quyền lực trước các cuộc bầu cử sắp tới.

Thị trường mới nổi

Trong nhóm các nền kinh tế mới nổi, Brazil là quốc gia đưa ra các gói kích thích đại dịch hào phóng nhất, cũng như đã thực hiện giảm bớt phần lớn kích thích trong năm nay. Tuy vậy, thời gian vừa qua, Tổng thống Jair Bolsonaro muốn tăng cường chuyển tiền mặt đến các hộ gia đình nghèo nhất vào năm 2022.

Điều này đòi hỏi phải thay đổi giới hạn chi tiêu kể từ năm 2016, từ đó đã gây ra một cơn bão trên thị trường tài chính, thúc đẩy lãi suất tăng trong bối cảnh lo ngại rằng lạm phát đã có thể trở nên tồi tệ hơn.

Ngược lại, Mexico đã có cách tiếp cận là chi tiêu chặt chẽ hơn.

Đối với khu vực châu Á, hầu hết các nền kinh tế mới nổi của khu vực vẫn đang duy trì các gói chi tiêu kích thích kinh tế. Ấn Độ hồi đầu tháng 7 đã công bố gói các biện pháp trị giá 6.300 tỷ rupee (gần 85 tỷ USD) dành cho những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề do làn sóng dịch thứ hai, trong đó tập trung vào lĩnh vực y tế, doanh nghiệp và du lịch.

Hay như Thái LanMalaysia đã tăng mức trần nợ để đáp ứng nhiều chi tiêu hơn. Trong khi đó, Indonesia đã cắt giảm ngân sách và tăng thuế nhằm mục đích đưa thâm hụt trở lại dưới 3% GDP vào năm 2023.

Việt Nam cũng đang xem xét gói hỗ trợ mới. Theo đó, trao đổi với Trí thức trẻ, PGS.TS Trần Đình Thiên cho hay, nếu thông tin chương trình hỗ trợ khoảng 800.000 tỷ tương đương khoảng 10% GDP là chính xác, thì “một gói hỗ trợ như vậy kéo dài 2 năm cũng là cần thiết”.