Chia Sẻ Của Anh Bùi Thanh Tùng – Với Tâm Nguyện Giúp Đỡ Những Gia Đình Có Con Đặc Biệt Đồng Hành Hạnh Phúc Cùng Con

Chia Sẻ Của Anh Bùi Thanh Tùng – Với Tâm Nguyện Giúp Đỡ Những Gia Đình Có Con Đặc Biệt Đồng Hành Hạnh Phúc Cùng Con

Bùi Thanh Tùng anh tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, định hướng trở thành kỹ sư máy tính bình thường nhưng hiện tại đang làm nhà sản xuất âm nhạc và một life coach – người chữa lành. Hiện tại anh đang là người cha của một bạn nhỏ mắc chứng tự kỷ, và là một trong nhóm sáng lập Cộng đồng Trẻ Đặc Biệt – Cha mẹ tỉnh thức, Cộng đồng dành cho những phụ huynh của trẻ mắc chứng tự kỷ, tăng động, rối loạn phát triển, down….. Với tâm nguyện giúp đỡ những gia đình có con đặc biệt đồng hành hạnh phúc cùng con và đang tiếp tục xây dựng những dự án sống và làm việc cho người tự kỷ trưởng thành. Trong cộng đồng, các cha mẹ có con tự kỷ đã thành lập những câu lạc bộ để động viên nhau và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ các con. Chỉ một lần gặp gỡ các cha mẹ, gặp gỡ các bé cũng có thể hình dung họ đã phải nỗ lực rất nhiều để có được những thứ tưởng như rất đỗi bình thường.

Anh Bùi Thanh Tùng

Để nuôi dạy một đứa trẻ bình thường, cha mẹ đã tốn không ít công sức và nếu đứa trẻ là một đứa trẻ đặc biệt, thì việc nuôi dạy càng khó khăn và nhiều thách thách hơn. Thực tế khi cha mẹ biết con mình được gắn với hai chữ “tự kỷ”, thế giới như sụp đổ, cuộc sống trở nên bi quan, bế tắc và buồn tủi, hình ảnh về đứa con thân yêu của mình cũng thay đổi. Những ngày tháng mà cha mẹ lo lắng và bất an về hiện tại và tương lai của con mình bắt đầu từ đây. Có nhiều bậc cha mẹ không hiểu tự kỷ là gì cứ nghĩ con mình chậm nói hơn so với những đứa trẻ khác…và một số nữa thì biết nhưng vẫn không chấp nhận sự thật, mặc cảm, sĩ diện nên giấu mọi người về tình trạng của con, bất hợp tác với bác sĩ, các nhà trị liệu hoặc khi biết con bị tự kỷ thì rơi vào tình trạng chán nản, suy sụp, khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng. Từ những suy nghĩ và thái độ không đúng đắn đó đã gây không ít khó khăn trong việc trị liệu cho con em họ như: can thiệp muộn, can thiệp không đúng cách, nên không mang lại hiệu quả như mong muốn dễ làm họ buông xuôi, bỏ mặc không chăm sóc, không giáo dục, tuyệt vọng và đầu hàng trước chứng tự kỷ của con. Vì vậy chúng tôi cho rằng trước khi trị liệu cho những đứa trẻ tự kỷ thì tác động làm thay đổi thái độ cũng như suy nghĩ của những người cha người mẹ của trẻ đó cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình trị liệu. Cha mẹ chính là giải pháp cho những đứa con khiếm khuyết của mình. Đó cũng là một trong những vấn đề mà mỗi nhà trị liệu luôn quan tâm.

Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn cho cha mẹ có con tự kỷ, anh Bùi Thanh Tùng muốn chia sẻ những kinh nghiệm tư vấn cho phụ huynh giúp cha mẹ tìm ra điều tốt nhất có thể làm cho con, để cuộc sống của cả gia đình và đứa trẻ dễ dàng hơn, trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng. Chúng tôi đề cập đến ba nội dung tư vấn cho phụ huynh: Tư vấn cho cha mẹ đối phó với các khủng hoảng tâm lý của chính bản thân mình. Tư vấn cho cha mẹ cách chọn cơ sở thăm khám và trị liệu cho con. Tư vấn cho cha mẹ cách chăm sóc và dạy trẻ. Cha mẹ nên xác định việc can thiệp điều trị cho con là lâu dài để chuẩn bị về tài chính, sức lực, tinh thần cho phù hợp. Với trẻ nhỏ, cần can thiệp sớm, can thiệp cá nhân càng tích cực và càng nhiều càng tốt, phù hợp kinh tế và điều kiện gia đình.

Để có thể điều trị cho trẻ bị tự kỉ, trước hết cha mẹ cần có cái nhìn khái quát, kiến thức nền về bệnh tự kỉ cũng như phải nắm bắt được tình trạng bệnh tình của con để có thể có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất. Đối với trẻ bị tự kỉ, cha mẹ không nên tiết kiệm lời khen dành cho bé. Mỗi khi trẻ làm được việc gì đó, dù là nhỏ nhất, cha mẹ cũng nên dành cho bé những lời khen, lời khuyến khích để trẻ có thêm động lực, niềm vui để thực hiện những việc khác nữa. Cha mẹ tuyệt đối không nên cố gắng dạy trẻ ngoại ngữ. Bởi đối với trẻ bị tự kỉ thì việc học hỏi những điều xung quanh cũng đã khó như trẻ học ngoại ngữ rồi. Thế nên cha mẹ đừng bắt trẻ học thêm, như thế sẽ tạo áp lực, làm trẻ trở nên hoảng loạn, sợ hãi mà càng thu mình hơn. Trẻ tự kỉ không phải là yếu kém hoàn toàn. Cha mẹ bé nên nhớ kĩ điều này. Vì thế trong quá trình dạy trẻ nhận biết, tiếp cận thế giới xung quanh mà trẻ có tiếp thu chậm, khó nhận biết thì cha mẹ cũng đừng nên cáu gắt hay nản lòng. Vì biết đâu, trong một lĩnh vực sở trường, trẻ có thể tiếp thu nhanh hơn cả mong đợi của cha mẹ. Điều trị bệnh tự kỉ cho trẻ là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bậc phụ huynh, chỉ cần có niềm tin và tình yêu dành cho trẻ thì trẻ sẽ nhanh chóng hòa nhập được với thế giới xung quanh.

Nhóm facebook: https://www.facebook.com/groups/752289582477934
Nhóm zalo: https://zalo.me/g/oqtosk982
Link facebook: https://www.facebook.com/tungflame21/
Fanpage: https://www.facebook.com/qhvntungbachtue/
ĐT: 0933318288