FE Credit – Tái khẳng định năng lực vượt trội, bứt phá trong năm 2022
Thích ứng và cú đảo chiều ngoạn mục
Trải qua 2021, vượt qua bao khó khăn thách thức, các công ty tài chính tiêu dùng đã thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động kinh doanh. Điều này góp phần quan trọng giúp ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời thể hiện rõ vai trò của các công ty tài chính then chốt trong hỗ trợ người dân có thêm nguồn vay để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của đời sống.
Điển hình như FE Credit, Lotte Finance, Mirae Asset, SHB Finance, MB SHINSEI… những công ty tài chính này đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, đồng thời thực hiện cơ cấu lại nợ, giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến cuối tháng 10/2021, các công ty tài chính tiêu dùng đã cơ cấu nợ cho khoảng trên 30.000 khách hàng, với số dư nợ cơ cấu lại khoảng 1.000 tỷ đồng. Các công ty tài chính cũng miễn giảm lãi cho khoảng 36.000 khách hàng, với số tiền miễn giảm lãi khoảng 600 tỷ đồng….
Tại FE Credit – có thị phần lớn nhất ngành tài chính tiêu dùng, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Bởi lẽ đặc thù khách hàng của các công ty tài chính là người lao động có thu nhập thấp, công nhân viên, tiểu thương… đây là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất bởi dịch bệnh Covid-19. Mặt khác, do nhiều thành phố lớn thực hiện giãn cách xã hội nên hoạt động của nhóm các công ty tài chính tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng, có tiền nhưng không thể cho vay.
Trong bối cảnh như vậy, lãnh đạo FE Credit cho biết công ty đã nhanh chóng đưa ra kế hoạch hành động nhằm vượt qua những thách thức đến từ đại dịch thế kỷ với năm mục tiêu trọng điểm. Có thể kể đến như đảm bảo dòng tiền thu hồi của giá trị sổ sách hiện tại đồng thời tái tập trung nguồn lực bán hàng qua thu hồi nợ, chấn chỉnh hoạt động thu hồi nợ, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng. Công ty cũng duy trì thanh khoản và nguồn vốn với danh mục đầu tư đa dạng và giảm chi phí vốn từ các nguồn vốn thặng dư.
Trong năm qua, FE Credit đã tối ưu hóa cơ cấu chi phí bằng cách đẩy nhanh áp dụng công nghệ. Tiết kiệm chi phí vận chuyển hồ sơ từ việc áp dụng chữ ký điện tử, giảm nhân lực thông qua áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các cuộc gọi tự động..
Để duy trì doanh thu trong bối cảnh khó khăn, công ty đã tích cực giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn của danh mục mới, chuyển sang các khách hàng hiện tại thuộc danh mục rủi ro thấp. Đồng thời đẩy mạnh kinh doanh bằng cách tập trung vào việc phát triển số hóa, tập trung giải ngân vào danh mục khách hàng hiện hữu.
Với những nỗ lực trong thời gian qua cùng sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, công ty đã ghi nhận những kết quả tích cực mang lại cú đảo chiều ngoạn mục khi tổng giải ngân sản phẩm lõi trong quý 4 tăng mạnh đạt 17.000 tỷ đồng. Đặc biệt, riêng tháng 12 chỉ tiêu này đạt 6.400 tỷ đồng – cao hơn cùng kỳ các năm trước đó, đưa giá trị giải ngân năm 2021 đạt 67.000 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với 2020.
Số lượng khách hàng tiếp tục tăng trưởng tích cực với con số 13 triệu khách hàng, trong đó số khách hàng hoạt động tăng gần 2 triệu người thông qua việc chuyển dịch khách hàng trên nền tảng số hóa từ đó nâng cao trải nghiệm và tăng tiện ích cho khách hàng.
Nhờ đó, tổng dư nợ (ENR) năm 2021 đạt 75.400 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm trước dù nhu cầu vay tiêu dùng của người dân giảm sút mạnh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Hệ số an toàn vốn (CAR) luôn được FE Credit duy trì ở mức cao so với doanh nghiệp cùng ngành khi đạt 17,8% nhờ nguồn vốn dồi dào từ ngân hàng mẹ và công tác huy động cũng như quản lý vốn hiệu quả. Chi phí hoạt động (OPEX) tiếp tục ghi nhận ở mức thấp nhờ áp dụng công nghệ vào tất cả các quy trình hoạt động kinh doanh.
Chuyển mình và bứt phá trong 2022
Gần hai năm qua, các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Đây cũng là thách thức lớn đối với ngành tài chính tiêu dùng và tình thế này ảnh hưởng đến danh mục cho vay của các công ty tài chính trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, với cú lội ngược dòng của doanh nghiệp đầu ngành như FE Credit trong 2021, thì triển vọng đối với ngành này trong 2022 vẫn được dự báo sẽ tích cực. Theo báo cáo chiến lược 2022 của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), ngành tài chính tiêu dùng sẽ trở lại mức tăng trưởng tín dụng khoảng 13-15% sau hai năm tăng trưởng tín dụng dưới 10%/năm.
Đồng quan điểm, đại diện FE Credit cũng cho rằng triển vọng tương lai của ngành tài chính tiêu dùng dự báo vẫn tích cực và đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp này chuyển mình và bứt phá hơn nữa.
Theo đó, chiến lược 2022 của công ty sẽ tập trung vào một số mũi nhọn như tăng cường tập trung vào 9 triệu khách hàng tốt và cung cấp khoản vay cho họ thông qua ngân hàng số Übank, tích hợp mở tài khoản Übank cho tất cả khách hàng mới với các sản phẩm miễn phí và tận dụng hạn mức tín dụng để liên tục mang lại cơ hội tăng hạn mức còn lại của khách hàng thay vì chỉ bán hàng hay quảng cáo qua điện thoại một cách riêng lẻ. Đưa ra các chiến dịch có tính cá nhân hóa cao để đưa khách hàng vào hệ sinh thái của FE Credit.
Đồng thời, FE Credit sẽ tăng cường kênh bán hàng trực tiếp để tiếp cận người lao động của các doanh nghiệp đã đăng ký và doanh nghiệp phi chính thức để tạo cơ sở cho vay theo lương.
Bên cạnh đó, công ty cũng tập trung vào việc ra mắt các sản phẩm mới cho những người làm trong từng lĩnh vực cụ thể, mở rộng phân khúc khách hàng cụ thể như vay tiêu dùng hưu trí, gói vay dành riêng cho cán bộ ngành y, nghành giáo dục và tăng quy mô khách hàng tiềm năng thông qua việc hợp tác với đối tác lớn như Zalo, Viettel và các nền tảng viễn thông khác
Về tiết giảm chi phí, lãnh đạo FE Credit cho biết công ty cũng đã lên kế hoạch hợp lý hóa số lượng nhân sự và các chi phí liên quan như việc thuê mặt bằng, hay việc tự động hóa và đo lường tính hiệu quả.
https://cafef.vn/fe-credit-tai-khang-dinh-nang-luc-vuot-troi-but-pha-trong-nam-2022-20220213170325913.chn