Cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp 2.000 tỷ USD

Cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp 2.000 tỷ USD

Là hàng hóa quan trọng nhất của thế giới nhưng dầu thô sẽ chẳng có giá trị gì nếu không có nhà máy lọc dầu, một quá trình nhằm biến dầu thô thành các sản phẩm mà mọi người có thể sử dụng như xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay và các loại hóa chất cho ngành nhựa.

Năm 2019, các nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới có thể xử lý số dầu tương đương hơn 2.000 tỷ USD. Exxon Mobil hay Royal Dutch Shell là những cái tên hàng đầu trong ngành công nghiệp này. Ngoài ra, cũng có một số “người khổng lồ” đến từ châu Á như Sinopec của Trung Quốc, Indian Oil Corp của Ấn Độ, các công ty tư nhân lớn khác như Marathon Petroleum Corp và Valero Energy Corp với hệ thống cửa hàng ở khắp nơi.

Tuy nhiên, ngành lọc dầu thế giới với doanh thu 2.000 tỷ USD mỗi năm lại đang rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy.

“Biên lợi nhuận của ngành lọc dầu đang ở mức thực sự thảm họa”, Patrick Pouyanne, người đứng đầu tập đoàn lọc dầu hàng đầu châu Âu, Total SA, nói với giới đầu tư hồi tháng 6. Đây cũng là quan điểm chung của các lãnh đạo, thương nhân và giới phân tích.

Biên lợi nhuận thảm họa

Những sự kiện đang xảy ra với ngành lọc dầu thế giới vào thời điểm hiện nay sẽ tác động lan tỏa tới phần còn lại của lĩnh vực năng lượng. Bởi các nhà máy lọc dầu trị giá hàng tỷ USD đang đứng trên bờ vực phải đóng cửa và phá sản và hàng nghìn người lao động có nguy cơ bị mất việc làm.

“Chúng tôi cho rằng ngành lọc dầu đang bước vào thời kỳ tích lũy”, Nikhil Bhandari, chuyên gia phân tích trong lĩnh vực lọc dầu tại Goldman Sachs, nói.

Cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp 2.000 tỷ USD - Ảnh 1.