5 nguyên tắc đeo đồng hồ cơ bản nâng tầm tinh tế và sang trọng: “Dân chơi” lâu năm chưa chắc đã biết hết
Đồng hồ đeo tay được ghi nhận vào năm 1916 khi tờ báo nổi tiếng New York Times đưa tin về việc người châu Âu chuyển từ bỏ túi sang đeo trên cổ tay. Xu hướng này bắt đầu trở nên phổ biến trong suốt Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi các binh sĩ bắt buộc phải tuân thủ việc đeo đồng hồ để đảm bảo cho việc kiểm tra thời gian.
Đối với những người đam mê đồng hồ và am hiểu về thời trang thì đây không chỉ là một vật dụng để xem giờ. Đồng hồ đeo tay có nhiều ý nghĩa khác như thể hiện dấu ấn phong cách cá nhân, quan điểm sống…
Một chiếc đồng hồ được làm ra phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Do đó, khi đeo đồng hồ, người ta cũng có những nguyên tắc riêng. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản khi mang đồng hồ mà ai cũng nên biết.
1. Đeo trên tay không thuận
Hầu hết mọi người đeo đồng hồ trên cổ tay trái, vì phần lớn chúng ta đều thuận tay phải. Quy tắc xuất phát từ sự thuận tiện của người dùng để hạn chế tình trạng vướng víu mà không bị đồng hồ đeo tay cản trở. Đồng thời, việc này cũng giúp giảm khả năng trầy xước đối với những đồng hồ có thiết kế da mềm và mặt kim loại.
Trước kia, đã từng có quan điểm nam giới và nữ giới nên đeo ở 2 bên khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, mọi người thường đeo đồng hồ theo sở thích và không có quy định chặt chẽ về việc nên đeo bên nào. Tất cả được quyết định bởi sở thích và thói quen của chủ nhân chiếc đồng hồ đó.