Nếu không có 100 tỷ đồng như tiêu chuẩn của shark Phú, làm sao để bạn ít tiền mà vẫn hạnh phúc?
“Tiền với ông bao nhiêu là đủ? Ông sẽ còn kiếm tiền đến bao giờ?”. Đây là câu hỏi được đặt ra với chủ tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú trong một bài phỏng vấn cách đây không lâu. Shark Phú cho rằng nếu nói về tài sản cá nhân thì chỉ cần tiền đủ để trang trải nhu cầu tối thiểu như ăn uống, đi lại, nhà cửa. Nếu lớn hơn số đó không có nhiều giá trị cho cá nhân.
“Tôi nghĩ một gia đình có khoảng 100 tỷ thôi là đầy đủ phục vụ. Lớn hơn 100 tỷ để phục vụ cá nhân thì không còn nhiều giá trị.
Tuy nhiên, tiền là vật ngang giá, là phương tiện để ta đạt được mục đích. Nếu ai đó có tham vọng làm thay đổi thế giới, tạo cái gì đó cho thế giới thì lại phải cần rất rất nhiều tiền. Vậy thì tôi nghĩ tiền nhiều chỉ có ý nghĩa cho người có tham vọng, muốn làm gì đó cho nhân loại. Nếu cá nhân nào không có tham vọng đó, không nhất thiết phải nhiều tiền làm gì.
Bởi nhiều tiền có khi là khổ, chứ không hạnh phúc đâu.”, ông chia sẻ.
Tại sao vị doanh nhân này lại đưa ra con số giới hạn được xem là đủ với một gia đình là 100 tỷ đồng? Tại sao ông lại cho rằng nhiều tiền có khi là khổ chứ không hạnh phúc?
Thực ra việc đánh giá mối liên hệ giữa thu nhập và phúc lợi hạnh phúc ngày càng trở nên phổ biến. Nhà kinh tế học Thụy Sĩ Bruno S. Frey từng đề cập trong cuốn sách Hạnh phúc- Cách mạng trong kinh tế rằng sự gia tăng hạnh phúc xuất phát từ mức thu nhập cao hơn sẽ sớm tan biến và chỉ tạo áp lực để người đó tiếp tục tìm kiếm một mức lương cao hơn. Nghiên cứu của Frey cho thấy mọi người dần hành xử phi lý- họ đánh giá quá cao độ thỏa mãn của mức lương cao hơn trong tương lai và đánh giá thấp hạnh phúc từ các hoạt động phi thị trường như tình bạn và giao tiếp xã hội.
Quan điểm của Frey đi ngược với một số quan điểm nhưng ẩn chứa hàm ý về giá trị khi ta gạt đi các giả định về tối đa hóa thu nhập của một số nhà kinh tế học.
Một lý do khác khiến sự hạnh phúc từ việc tăng thu nhập không kéo dài bao lâu vì mức độ thỏa dụng cận biên giảm dần của thu nhập thêm. Ý tưởng này được phát triển vào năm 1871 bởi nhà kinh tế học người Áo Carl Menger, với quan sát cho thấy đơn vị đầu tiên có thể mang lại độ thỏa dụng cao nhưng đơn vị thứ hai mang lại ít hơn nhiều.
Nói dễ hiểu hơn, nếu bạn đã sở hữu một chiếc xe hơi, việc bạn mua chiếc thứ hai khó làm bạn hạnh phúc bằng so với lần đầu tiên tiêu tiền cho xe cộ. Nguyên lý độ thỏa dụng cận biên có thể minh họa dễ hiểu từ bảng sau: