8 nguyên tắc quản lý ‘để đời’ đã đưa ông trùm UNIQLO từ một kẻ khốn đốn và thất bại thảm hại trở thành người giàu thứ 2 Nhật Bản: Không chỉ dân kinh doanh, người thường cũng nên học hỏi

8 nguyên tắc quản lý ‘để đời’ đã đưa ông trùm UNIQLO từ một kẻ khốn đốn và thất bại thảm hại trở thành người giàu thứ 2 Nhật Bản: Không chỉ dân kinh doanh, người thường cũng nên học hỏi

UNIQLO là thương hiệu quần áo nổi tiếng được người Châu Á yêu thích. Và người sáng lập Tadashi Yanai đã dựa vào 8 nguyên tắc quản lý độc đáo của mình để biến một cửa hàng nhỏ ban đầu như UNIQLO đạt đến đỉnh cao với gần 2.000 cửa hàng trên khắp thế giới. Làm sao mà ông làm được điều đó? Triết lý kinh doanh của UNIQLO là gì?

Từng mất phương hướng, đổ đốn và kinh doanh thất bại

Mã Vân từng nói rằng Tadashi Yanai là một trong hai doanh nhân mà ông ngưỡng mộ nhất.Yanai – năm nay 72 tuổi, từng là người giàu nhất Nhật Bản, và trong năm 2021 vừa qua, ông là người giàu thứ 2 Nhật Bản trong bảng xếp hạng của Forbes.

Thế nhưng, Yanai từ nhỏ đã không thích học hành. Mặt khác, ngày ngày ông đều nghiện chơi mạt chược và chơi game. Sau khi tốt nghiệp, ông chỉ làm việc ở Tokyo vỏn vẹn 9 tháng.

Sau đó, ông kế thừa công việc kinh doanh của gia đình và lập gia đình. Gia đình ông tuy không có nhiều tài sản nhưng vẫn đủ mở một cửa hàng quần áo nhỏ với 6 nhân viên. Thế nhưng, kinh doanh không được bao lâu thì nhân viên “dứt áo ra đi” dần, cuối cùng chỉ còn lại vỏn vẹn một nhân viên. Ông từng mô tả cuộc đời mình vào thời điểm đó là một thất bại thảm hại.

UNIQLO – Đứa con được sinh ra từ thất bại 

Cú ngã này đã giáng một đòn mạnh vào Tadashi Yanai, và nó cũng khiến ông quyết định làm việc chăm chỉ vì ông biết rằng bản thân không thể làm xấu mặt cha mình. Với suy nghĩ này, Yanai bắt đầu tìm hiểu và thực thi các phương pháp quản lý. Ông tin rằng chỉ cần bản thân sẵn sàng đối mặt với khó khăn, không ngừng học hỏi và sửa sai thì bất kỳ ai cũng có cơ hội thành công.

Sau đó, Tadashi Yanai thành lập cửa hàng đầu tiên của UNIQLO vào năm 1984. Hiện nay chuỗi cửa hàng đã đạt đến đỉnh cao nhất với gần 2.000 chi nhánh trên khắp thế giới, doanh thu hàng năm hơn 17 nghìn tỷ USD.

8 nguyên tắc quản lý là triết lý kinh doanh của UNIQLO

Ông từng chia sẻ với tạp chí kinh doanh thời trang nổi tiếng BOF (Business of Fashion) rằng bản thân đã dựa vào 8 nguyên tắc quản lý độc đáo này để xây dựng UNIQLO thành đế chế công nghiệp may mặc hàng đầu Nhật Bản.

    1. Đặt khách hàng lên hàng đầu

Tadashi Yanai đã nói rằng nguyên tắc quản lý đầu tiên của ông là: “Đáp ứng nhu cầu của khách hàng chính là tạo ra khách hàng mới.” Theo ông, có thể sở hữu được doanh nghiệp hoàn toàn là nhờ vào khách hàng. Vì vậy, khách hàng phải là trung tâm của công việc.

Ông giải thích rằng biểu tượng của công ty là luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm và thân thiện với khách hàng. Vì khách hàng sẽ không bao giờ hài lòng trừ khi những gì bạn phục vụ vượt hơn sự mong đợi của họ.

8 nguyên tắc quản lý ‘để đời’ đã đưa ông trùm UNIQLO từ một kẻ khốn đốn và thất bại thảm hại trở thành người giàu thứ 2 Nhật Bản: Không chỉ dân kinh doanh, người thường cũng nên học hỏi - Ảnh 1.