Khác biệt pháp lý trong hoạt động gọi vốn cho start-ups web2 và web3
Ngày 24/9, Công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ ALOBASE cùng Hệ sinh thái khởi nghiệp Trek để thảo luận về chương trình “Khác biệt pháp lý trong hoạt động gọi vốn cho start-ups web2 và web3” tại Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC). Chương trình nằm trong khuôn khổ đề án 844 của Bộ Khoa học công nghệ về Hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tầm nhìn đến năm 2025.
Tham gia sự kiện gồm có: Công ty JNT – đơn vị tư vấn, giải quyết bài toán kinh doanh của Doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế về tài chính, cổng thanh toán & thuế toàn cầu; Công ty Luật TNHH Chân Tín Nghĩa, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật kinh doanh và đại diện giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Công ty Luật TNHH ENT, một công ty luật trẻ và năng động trên thị trường pháp lý Việt Nam. Chương trình còn có sự đồng hành của AIZA WORLD – công ty chuyên cung cấp loạt trò chơi ứng dụng công nghệ blockchain và Hội sinh viên TP. Hà Nội.
Tại buổi làm việc, đại diện Công ty Luật TNHH ENT, anh Trần Sỹ Vỹ đã tư vấn rất kỹ về chủ đề “các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và tại Mỹ”. Anh Lưu Hoàng Hải đến từ Công ty Luật TNHH Chân Tín Nghĩa chia sẻ nội dung “Tư vấn pháp lý về mở văn phòng đại diện, công ty con ở nước ngoài” và cuối cùng là sự trình bày của chị Julie Nguyễn của Công ty TNHH JNT Consultancy & Services với nội dung “Tư vấn xây dựng dự thảo hợp đồng gọi vốn từ nhà đầu tư Mỹ”. Phần tập huấn vô cùng sôi nổi với phần tư vấn trực tiếp của các chuyên gia và khán giả trực tiếp tại khán phòng.
Ngoài ra, sự kiện cũng đã mở ra những cơ hội đối thoại trực tiếp giữa các luật sư, nhà đầu tư, nhà báo, các ban ngành và những người có định hướng khởi nghiệp,…Buổi hội thảo đã đem lại cho người tham gia những kiến thức hữu ích và góc nhìn mới về gọi vốn và pháp lý trong việc vận hành của các startup blockchain web3 – một lĩnh vực mới mẻ và khó khăn hơn startup web2 rất nhiều.
Mục tiêu của Web 3.0 là làm cho Internet trở nên thông minh, tự chủ và cởi mở hơn rất nhiều bằng việc sử dụng các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, Đồ họa 3D, Thực tế ảo (AR) và Thực tế tăng cường (VR). Với blockchains , chúng ta có thể sử dụng nó để xây dựng các ứng dụng trên các giao thức phi tập trung, loại bỏ trung gian và có thể xác thực một cách công khai. Khi đó, chúng ta sẽ không bị mắc kẹt trong mô hình hiện nay, nơi mọi thứ trên internet đều là “vườn cao rào chắn” và người dùng không có quyền làm chủ thực sự với dữ liệu của mình.
Với phần 2, đại diện của TREK trình bày những thách thức pháp lý và giải pháp về cách thức xây dựng thị trường gọi vốn mới dành cho những startup và công ty thông qua công nghệ blockchain. Anh Nguyễn Minh Cường, đại diện của TREK đã trình bày kết quả nghiên cứu về mô hình pháp lý REM – cho phép các công ty vừa và nhỏ có thể huy động vốn thông qua công nghệ blockchain. Bản chất của mô hình là có một pháp nhân đại diện một lượng cổ phần công ty như một cổ đông để thực hiện mọi nghĩa vụ pháp lý với nhà nước. Sau đó, lượng cổ
phần này sẽ được chia nhỏ thành các token phục vụ cho việc huy động vốn của doanh nghiệp và giúp nhà đầu tư có thanh khoản tốt hơn so với đầu tư trực tiếp thông thường.
Phần cuối của chương trình là buổi tọa đàm pháp lý với đại diện hệ sinh thái khởi nghiệp. Buổi tọa đàm với sự tương tác tích cực của khán giả đã tập trung vào những câu hỏi về bản chất của blockchain, phương thức xây dựng một thị trường tài chính mới dựa trên blockchain, vai trò chỉ đạo của chính phủ trong phát triển startup nói chung và blockchain nói riêng, các khó khăn và thách thức pháp lý của một công ty blockchain.
Chương trình sau đó đã chứng kiến lễ ký kết của TREK với quỹ đầu tư BestB – quỹ đầu tư và AIZA WORLD – công ty chuyên phát hành game trên nền tảng blockchain. BestB sẽ giúp TREK đưa ra những thẩm định chính xác nhất về giá trị doanh nghiệp trong khi AIZA WORLD cam kết hỗ trợ TREK trong lĩnh vực marketing trong không gian web3.