Nguyễn Thanh Tùng Chân Dung Bác Sĩ Có Tâm Với Nghề Và Có Tầm Với Xã Hội.

Nguyễn Thanh Tùng Chân Dung Bác Sĩ Có Tâm Với Nghề Và Có Tầm Với Xã Hội.

Anh Nguyễn Thanh Tùng sinh ngày 06/02/1989 tại phường Liên Bảo, Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Là một bác sĩ giỏi, chuyên tâm với nghề. Anh đã có 10 năm kinh nghiệm với nghề sản nhi. BS Thanh Tùng tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Sản Phụ Khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội và chuyên ngành phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ của trường đại học Y Hà Nội. Hiện tại anh đang là Phó khoa Phụ – Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng phòng khám Sản Phụ Khoa Bs Quán – Bs Tùng. Chuyên khám, quản lý thai nghén, siêu âm sang lọc trước sinh, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý sản phụ khoa, vô sinh hiếm muộn, phẫu thuật thẩm mỹ phụ khoa.

Là chuyên gia sản phụ khoa đầu ngành nhưng bác sĩ Tùng không nhận mình là người “biết hết”. Anh luôn cầu thị, lắng nghe và sẵn sàng nhận lỗi. Đảm đương vị trí của nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành nhưng bác sĩ vẫn chăm chỉ cầm dao mổ, đỡ đẻ… bởi quan niệm “hiểu nghề mới có thể quản lý tốt, bác sĩ phải học hỏi không ngừng, cầu tiến và cầu toàn”. Đứng trước ca mổ, bác sĩ rất cầu toàn – tra cứu thông tin kỹ càng, suy nghĩ trước khi phẫu thuật. Thậm chí, sau khi phẫu thuật, vị chuyên gia vẫn tiếp tục “đi tìm” phương án tối ưu hơn để áp dụng cho những ca bệnh sau. Tinh thần không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn ấy vẫn được bác sĩ Tùng duy trì mọi lúc, mọi nơi. Nguyễn Thanh Tùng học hỏi từ đồng nghiệp, tìm hiểu và cập nhật nhiều kiến thức y khoa thế giới.

Tất cả nhằm hiện thực hóa ước mơ bồi dưỡng đội ngũ y tế Việt Nam giỏi nghề, góp phần chăm sóc và cải thiện sức khỏe phụ nữ. Khi có đội ngũ y tế tinh thông nghề nghiệp, giỏi tâm lý, giúp khách hàng cảm thấy an toàn và hài lòng với dịch vụ, với tôi, đó mới là thành công của ngành y”. BS Nguyễn Thanh Tùng khẳng định. Trong những liệu pháp điều trị mà BS Tùng đặt nhiều tâm huyết là thấu hiểu tâm lý bệnh nhân. Anh đặc biệt lưu tâm một trường hợp thành công ngoài mong đợi nhờ biện pháp tâm lý, dù bệnh nhân không được kê đơn thuốc. Một sản phụ mang song thai tháng thứ 6 và do từng khó khăn để có con, bệnh nhân chọn thai kỳ nghỉ ngơi và có người phục vụ chu đáo. Tuy nhiên, sản phụ hay đau bụng, dọa sinh non, từng được bác sĩ kê đơn nhưng không đỡ. Sau khi hỏi chuyện, tôi đề nghị bệnh nhân đi làm trở lại. Sau thời gian ngắn, điều kỳ diệu xuất hiện – thuốc kê đơn trước đó bỏ hết, sản phụ sinh 2 bé đủ ngày, lần lượt 3 kg và 3,1 kg”, bác sĩ kể lại.

Từ ca bệnh này, anh rút ra kết luận việc tiếp cận với người bệnh cần toàn diện. Quá trình điều trị, nâng đỡ bệnh nhân không chỉ cần dùng đến thuốc. Tâm lý quyết định rất lớn. “Nếu gục ngã về tâm lý thì không thuốc men nào có thể hỗ trợ. Vì vậy, người thầy thuốc ngoài chuyện giỏi tay nghề còn phải thấu hiểu tâm lý bệnh nhân, thậm chí tâm lý người nhà của họ”.

FB cá nhân: https://www.facebook.com/bacsyhoasung62/ 

Fanpage PK: https://www.facebook.com/PKSPKBSIQUAN