Cho Đi Là Nhận Lại Đôi Môi Của Thầy Luôn Nở Một Nụ Cười Phúc Hậu Trên Mỗi Chặng Hành Trình Đi Làm Từ Thiện Của Sư Thầy Thích Nhuận Thanh

Cho Đi Là Nhận Lại Đôi Môi Của Thầy Luôn Nở Một Nụ Cười Phúc Hậu Trên Mỗi Chặng Hành Trình Đi Làm Từ Thiện Của Sư Thầy Thích Nhuận Thanh

Sau chiến tranh người cha đi bộ đội đã hy sinh. Gia đình cậu bé Nguyễn Huy Tường rời quê hương Thanh Hoá di cư vào Cam Ranh, Khánh Hoà và sống ở gần ngôi chùa Thanh Hải. Nguyễn Huy Tường ngay từ thuở nhỏ đã thường xuyên vào chùa, nghe quý sư thầy đọc kinh, giảng đạo nên nhiều triết lý nhà Phật đã khắc sâu vào tâm hồn cậu bé. Khi tròn 12 tuổi, cậu quyết định xin mẹ xuất gia. Cuộc sống ở chùa tuy có nhiều lễ nghi, nhưng cậu rất tự lập, luôn cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện. Có lẽ nhờ những suy nghĩ thơ ngây, bình dị đó là hạt giống bồ đề nở hoa trong lòng để cậu bé vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống tự lập, không có bàn tay yêu thương, chăm sóc của người mẹ những lúc ốm đau và tự trưởng thành. Có lẽ cái thanh bình, thư thái và tự tại của người xuất gia đã chiếm trọn niềm tin của cậu bé này. Cậu bé nhận thức những gì đang xảy ra xung quanh, chấp nhận những bài học ê chề, đồng thời sẵn sàng đón nhận những thử thách mới mẻ trước mặt. Những bài học chưa bao giờ thực hành, những việc chưa bao giờ làm, cậu lập nguyện cố gắng hết sức để thực hành, để làm. Thác cũng chỉ là một phần của dòng chảy. Thác gào, nước mạnh rốt rồi cũng trôi ra đại dương. Quảng đường ra đại dương ấy nó sẽ trôi qua những khúc sông gập ghềnh, và có khi cũng rất bình yên. Tâm thức và con đường tôi đi chắc chắn sẽ trải qua nhiều khúc sông bình yên vì tôi đang trở về, trở về với nội tâm, trở về với dòng sông tĩnh lặng của tâm hồn. Thời gian trôi qua, chú tiểu bé nhỏ ngày nào đã trở thành vị Đại đức Thích Nhuận Thanh trụ trì chùa Linh Quang, Đồng Rọ, thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Thái, Thành phố Nha Trang, kiêm Phó trưởng Ban Trị Sự, kiêm trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên.

Mặc dù công việc của nhà chùa khá bận rộn nhưng thầy Thích Nhuận Thanh luôn dành thời gian cùng lãnh đạo thôn, xóm thăm hỏi, giúp đỡ, động viên nhân dân địa phương

Chấp hành mọi chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách pháp luật của nhà nước, phấn đấu sống tốt đời đẹp đạo. Sinh ra trong một vùng quê nghèo, tuổi thơ của thầy đầy ắp kỷ niệm về những trận đói lay lắt vì thiên tai, mất mùa. Từ ngày xuất gia, thầy đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương. Những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa phải đi ăn xin, những gia đình khó khăn túng thiếu, ốm đau bệnh tật mà không có tiền chạy chữa. Thầy không kìm được lòng, nước mắt tuôn rơi và luôn khao khát được giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh đó. Mỗi lần nghe được thông tin ở đâu có những mảnh đời éo le, khổ cực là thầy lại khăn gói lên đường tìm gặp để giúp đỡ. Thầy luôn quan tâm, cập nhật liên tục tình hình đời sống nhân dân tại địa phương nơi mình trụ trì, thăm hỏi kịp thời những hoàn cảnh đáng thương. Để làm được những việc thiện nguyện này, cách đây hơn 10 năm Thầy đã lập quỹ Hiểu và Thương. Mỗi tháng các thành viên đóng góp 20 ngàn đồng”. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Thầy cùng với quỹ Hiểu và Thương đã làm được rất nhiều điều kỳ diệu khi chia sẻ yêu thương đến những mảnh đời bất hạnh như: xây nhà cho người nghèo, xây trường học cho dân tộc vùng cao, cứu trợ lũ lụt, tặng quà cho học sinh và người nghèo…..

Thầy chia sẻ: Trong lúc dịch bệnh Covid 19 bùng phát lây lan nhanh trong cộng đồng Điện Biên, Thầy với ban Trị sự Phật giáo đã đến hỗ trợ tại các khu cách ly trong tâm dịch như: Nậm Pồ, Mường Pồn, Mường Lay, Điện Biên Đông, Nha Trang, Khánh Hoà… Thầy còn cùng đoàn vượt qua nhiều con đường hiểm trở với sự khó khăn do thời tiết xấu để đến thăm và tiếp sức cho các chiến sĩ biên phòng tại các chốt kiểm dịch. Có lần trên đường đi, thầy kiệt sức phải nhập viện do đi cứu trợ liên tục nhiều nơi nhưng hôm sau thầy lại tiếp tục hành trình mặc dù chưa hồi phục hoàn toàn. Đại đức Thích Nhuận Thanh (mặc áo nâu) cùng ban trị sự Phật Giáo Điện Biên đến thăm và tặng quà cho các chiến sĩ biên phòng tại các chốt kiểm dịch Covid 19. Bên cạnh sự giúp đỡ về vật chất, Thầy còn chăm lo đời sống tinh thần cho người dân. Thầy luôn sống và dạy đúng giáo lý của Đức Phật Thích Ca, rao giảng những điều hay giúp bà con dân tộc xoá bỏ hủ tục, mê tín dị đoan. Thầy dạy mọi người về luật nhân quả, đạo lý làm người, khuyên bảo họ sống tròn đạo hiếu với cha mẹ, chăm lo cho gia đình bởi gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phát triển.

Ngay khi đại dịch quay trở lại, tuy ban ngày thầy đi vào tâm dịch cứu trợ cho người dân đến mệt nhoài, nhưng mỗi đêm thầy vẫn tổ chức các buổi pháp thoại và cầu kinh dược sư trực tuyến để mọi người cùng nhau khởi phát năng lượng chánh niệm tỉnh thức, đồng thời cầu nguyện dịch bệnh mau chấm dứt và bình an đến mọi nhà. Lòng bác ái của thầy ngày càng lớn dần. Có tiền rồi, thầy lại muốn giúp đỡ thật nhiều những mảnh đời khốn khó khác không chỉ trong địa bàn nơi mình sống mà và các khu vực lân cận. Rồi những chuyến đi thiện nguyện chở nặng nghĩa tình của thầy đến với các đồng bào vùng cao ngày càng nhiều hơn. Bất kể nơi đâu có những con người lam lũ, dù mưa gió không quản đường xa thầy vẫn đến thăm hỏi động viên một cách nhanh chóng. Thầy bảo rằng: “ Cho đi là nhận lại”, đôi môi của thầy luôn nở một nụ cười phúc hậu trên mỗi chặng hành trình đi làm từ thiện. Thầy luôn nghĩ rằng: “ Giáo lý nhà Phật là từ bi hỉ xả, mình làm việc thiện cũng chỉ là theo dấu chân của Phật, của các vị chư tổ”.

Những mùa mưa bão, người ta sẽ thấy bóng dáng thầy trải dài trên những con đường quanh co, ghập ghềnh của các tỉnh Tây Bắc. Dù phải trèo đèo lội suối thầy vẫn dốc hết tâm sức của mình để đến trực tiếp trao những món quà nhỏ cho các cá nhân, tập thể. Thầy đến để giúp đỡ các gia đình nghèo, phát gạo, phát thuốc chữa bệnh, quần áo, chăn màn và xây nhà tình nghĩa, các trường học.

Người dân gởi tro cốt người thân về chùa để hương linh được nghe kinh Phật hàng ngày không tốn phí”. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ càng quý mến Thầy hơn khi nghe sư chú Đức Kiên kể về cái duyên gặp được Thầy trong một lần đến với chùa Linh Quang. Đó là động lực khiến Đức Kiên quyết tâm từ bỏ công việc, gia đình tại TP HCM và đến với cửa Phật. Sư chú từng viết về người thầy kính yêu như sau: “…Thầy vừa là một người thầy, vừa là một người cha vĩ đại. Vì không những đã khai sinh ra chúng tôi một lần nữa trong đạo pháp, chăm lo đời sống vật chất lẫn tâm linh cho từng người đệ tử của mình, mà Thầy còn là một tấm gương sáng chói cho mọi người noi theo về sự phụng sự chúng sanh không mệt mỏi…” (Trích “Thầy Tôi và đôi bàn chân của mẹ” –Thích Đức Kiên – Báo Giác ngộ 30/8/2020).

Bao nhiêu năm qua, màu áo của thầy đã trở nên quen thuộc tại nhiều vùng miền của nước ta. Là người lên kế hoạch cho những chuyến thiện nguyện, trăn trở của thầy cũng nhiều hơn. Thầy luôn ước ao được giúp đỡ thật nhiều những mảnh đời khốn khó, bất hạnh của cuộc sống, đóng góp một phần nhỏ bé sức mình cho cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Trên những hành trình đó tuy gặp nhiều trở ngại, nhưng thầy vẫn luôn lạc quan vì niềm tin tinh thần thiện nguyện luôn được sự quan tâm và ủng hộ của toàn xã hội. Nếu có dịp, bạn hãy đến Nha Trang và ghé thăm ngôi chùa Linh Quang để nhìn thấy lối sống giản dị, dáng ngồi an nhiên cùng nụ cười và ánh mắt từ bi của thầy. Chắc chắn bạn cũng sẽ cảm nhận được niềm tin tưởng trong đáy mắt của các phật tử khi gọi Thầy Thích Nhuận Thanh là “Sư Phụ”, bởi lẽ họ đã tìm được vị thầy tâm linh xứng đáng để nương tựa. Tôi cũng xin được cất tiếng gọi: “Sư phụ ơi!” và nghiêng mình trước Thầy – một người bình thường nhưng không hề tầm thường ấy.