Bitcoin lập đỉnh mới, vượt 67.000 USD, USD giảm nhanh
Thị trường Bitcoin thăng hoa trong bối cảnh các nhà giao dịch tin chắc rằng xu hướng tăng giá sẽ còn tiếp tục mở rộng sau khi ra mắt quỹ ETF Bitcoin ProShares Bitcoin Strategy ETF với mã BITO. Quỹ này đã giao dịch hơn 24 triệu cổ phiếu với mã BITO trong ngày giao dịch đầu tiên, doanh thu gần 1 tỷ USD.
Trái với thị trường tiền điện tử, USD giảm vào lúc kết thúc phiên vừa qua do tâm lý chuộng tài sản rủi ro được cải thiện khi các nhà đầu tư tập trung vào việc giá hàng hóa tăng, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương toàn cầu có khả năng bắt đầu tăng lãi suất để chống lại lạm phát cao kéo dài.
Chỉ số Dollar index kết thúc phiên 20/10 giảm 0,24% xuống 93,57.
Tuần trước đồng bạc xanh đã đạt mức cao nhất mọi thời đại (so với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt) khi các nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến để dập tắt áp lực tăng giá.
Tuy nhiên, những vụ đặt cược đó đã tan thành mây khói khi mà các quốc gia khác tăng lãi suất thậm chí còn nhanh và mạnh hơn Mỹ, khiến cho những đồng tiền liên kết với hàng hóa bao gồm đô la Canada và đô la Australia đảo chiều đi lên.
Bipan Rai, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối phụ trách khu vực Bắc Mỹ của CIBC Capital Markets, trụ sở ở Toronto, cho biết: “Khi nói đến các ngân hàng trung ương, có rất nhiều kỳ vọng vào việc tăng lãi suất vào lúc này – yếu tố sẽ đẩy giá tiền của họ tăng mạnh”.
Ông Rai hy vọng đồng đô la có thể tăng giá mạnh hơn nếu các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng tăng lãi suất ở các quốc gia khác, mặc dù “điều đó sẽ không diễn ra sớm, mà cần có thêm một thời gian nữa.”
Theo ông: “Với các nguyên tắc cơ bản cơ bản ở Mỹ, khi có đủ các yếu tố để nâng lãi suất, chúng tôi nghĩ rằng Fed có thể sẽ là ngân hàng trung ương tăng lãi suất trong suốt những năm tới”.
Những người tham gia thị trường nhận định Fed sẽ tăng lãi suất hai lần vào cuối năm 2022.
Một thành viên của Hội đồng thống đốc Fed, Randal Quarles, hôm thứ Tư (20/10) cho biết, mặc dù đã đến lúc Fed bắt đầu tính tới việc cắt giảm các chương trình kích thích kinh tế, nhưng sẽ là quá sớm để bắt đầu tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát cao.
Trong cuốn sách Beige Book mới nhất của mình, Fed cũng cho biết nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng ở mức “khiêm tốn đến vừa phải” trong tháng 9 và đầu tháng 10, khi đợt Covid-19 tái bùng phát.
Các chiến lược gia tiền tệ của ING trong một lưu ý gửi khách hàng của mình đã cho rằng sự sụt giảm gần đây của đồng đô la có thể là do sự kết hợp của việc các nhà đầu tư đóng các vị thế đầu tư USD kỳ hạn dài, nghĩa là “môi trường rủi ro lành mạnh, nơi thu nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục bù đắp cho những lo ngại về lạm phát / thắt chặt tiền tệ.”
“Ở giai đoạn này, có vẻ như đồng đô la đang thiếu một số chất xúc tác để ngăn chặn sự điều chỉnh đang diễn ra và bất kỳ hỗ trợ nào đối với đồng bạc xanh đều có thể cần đến việc tâm trạng chuộng tài sản rủi ro trên thị trường phải hạ nhiệt, ING cho biết.
Đồng đô la Australia – được coi là đại diện lỏng cho tiền tệ rủi ro cao, đã tăng 0,60% vào lúc kết thúc phiên 20/10, lên 0,7522 đô la, mức cao nhất kể từ ngày 7 tháng 7.
Đồng đô la New Zealand tăng 0,73% lên 0,7205 đô la, cao nhất kể từ ngày 11 tháng 6.
Nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn giảm khiến đồng đô la đạt mức cao nhất trong 4 năm so với yen Nhật, là 114,67.
Đồng đô la Canada tăng sau khi nước này công bố tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng tốc lên mức cao nhất 18 tháng, là cơ sở để Ngân hàng Trung ương Canada quyết định về tỷ lệ vào tuần tới. USD giảm 0,35% so với CAD xuống 1,2317 CAD.
Đồng bảng Anh tăng 0,30% trong ngày 20/10 lên 1,3831 USD, sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Anh bất ngờ chậm lại vào tháng trước. Các con số này hầu như không làm thay đổi kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới tăng lãi suất.