Lợi thế hội tụ, công ty GAVI thẳng tiến vị thế đầu ngành

Lợi thế hội tụ, công ty GAVI thẳng tiến vị thế đầu ngành

Để khai thác tối ưu tiềm năng hiện có rất cần chuỗi cung ứng hoàn thiện từ thu mua nguyên liệu, gia công sản xuất, đóng gói đến phân phối – logistic. Công ty Cổ phần GAVI (GAVI) với kinh nghiệm 10 năm cung ứng cho thị trường nội địa và hơn 10 quốc gia toàn cầu, đang bắt nhịp xu hướng để vững tiến với chiến lược đột phá.

Tiềm năng đột phá cho doanh nghiệp tiềm lực

Nhìn ra các nước láng giềng và thế giới, nhu cầu lương thực hiện nay đang gia tăng với con số khổng lồ. USDA dự báo Philippines sẽ tiêu thụ 14,6 triệu tấn trong năm thị trường 2021-2022. Cũng theo USDA nước này cần phải tăng nhập khẩu thêm 13% trong thời gian tới và Việt Nam vẫn là nguồn nhập khẩu hàng đầu với 91% tổng sản lượng nhập khẩu. Malaysia, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối Asean, chuyên về công nghiệp và dịch vụ nên có nhu cầu vô cùng lớn về nông sản, đặc biệt là gạo đạt tiêu chuẩn. Riêng nửa đầu năm ngoái, dù Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu, gạo Việt Nam vẫn xuất sang Malaysia tăng 5,89%, tức 342.000 tấn, đạt 146,76 triệu USD. Đây cũng là 2 thị trường xuất khẩu chính của GAVI trong nhiều năm qua.

Cũng thời gian ấy, thị trường rộng lớn Trung Quốc đứng thứ 2 về nhập khẩu gạo Việt với 580.942 tấn; Ghana đứng thứ 3 (327.551 tấn), tăng 5,6%; Bangladesh nổi tiếng khắt khe về tiêu chuẩn nhập khẩu tăng rất mạnh 11,2% về lượng, tăng 24,8% về giá. Đặc biệt, nhà máy Gạo GAVI còn nằm trong danh sách phê duyệt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của Bộ nông nghiệp Trung Quốc.

Mục tiêu nỗ lực đáp ứng cả thị trường trong và ngoài nước, chính phủ đã và đang phát huy sức mạnh liên kết giữa ban ngành nông nghiệp với các doanh nghiệp cung ứng lớn, đặc biệt tại vựa lúa ĐBSCL. Cùng hệ thống 286 bến cảng phân bổ từ Bắc vào Nam gắn liền các trung tâm – thành phố lớn giúp hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng nội địa và năng lực xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp hàng đầu như Vinafood I – II, Angimex, Gatrenco, GAVI, Intimex, … đã và đang thể hiện vai trò nổi bật trong ngành gạo Việt. Trong đó, GAVI nhờ vào năng lực sản xuất lớn và chuyên nghiệp cùng với khả năng xây dựng hệ thống logistic đồng bộ ở tất cả các khâu đã góp sức đáng kể vào chiến lược ổn định an ninh lương thực nước nhà và xuất khẩu đều đặn sang hơn 10 quốc gia lớn trên thế giới, đóng góp to lớn vào ngân sách địa phương và thu hút lượng lớn ngoại tệ cho đất nước.

GAVI cộng hưởng tiềm lực nâng tầm chiến lược

Nhà máy Gạo GAVI hiện có công suất cung ứng 250.000 tấn gạo mỗi năm. Thập niên qua, gạo GAVI đã phục vụ hàng triệu bữa ăn gia đình Việt. Riêng trong năm 2020, GAVI đã tiêu thụ 153.156 tấn ở thị trường nội địa và 17.500 tấn thị trường xuất khẩu, đạt doanh thu tương ứng 1.754 tỷ VND và 9,53 triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2021, mặc dù tình hình Covid-19 diễn biến vô cùng khó khăn nhưng GAVI vẫn đạt hơn 950 tỷ doanh thu, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm hơn 35%. Đơn vị này cũng đã hoàn thiện 70% dây chuyền sản xuất mở rộng với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm. Như vậy từ 2022 trở đi, GAVI sẽ đạt năng lực cung ứng dồi dào đến 500.000 tấn gạo/năm phục vụ nhu cầu thị trường nội địa lẫn xuất khẩu đang tăng cao, đồng thời phấn đấu vào Top 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo toàn quốc.

Lợi thế hội tụ, công ty GAVI thẳng tiến vị thế đầu ngành - Ảnh 1.