Bán trà sữa cho giới trẻ, ông chủ kín tiếng của Phúc Long gây dựng khối tài sản trăm triệu USD ở tuổi U80

Bán trà sữa cho giới trẻ, ông chủ kín tiếng của Phúc Long gây dựng khối tài sản trăm triệu USD ở tuổi U80

Theo thông cáo báo chí công bố ngày 9/2, tập đoàn Masan cho biết đã chi 110 triệu USD để mua thêm 31% cổ phần, qua đó nắm quyền chi phối chuỗi đồ uống Phúc Long với tỷ lệ sở hữu 51%. Với số tiền bỏ ra, Masan đang định giá vốn cổ phần của Phúc Long là 355 triệu USD (tương đương 7.700 tỷ đồng), gấp 5 lần so với hồi tháng 5/2021. Khi đó, Masan đã mua 20% cổ phần Phúc Long với 15 triệu USD, tương đương với mức định giá là 75 triệu USD.

Masan cho biết định giá hiện tại tương ứng mức P/E xấp xỉ 15x dựa trên ước tính lợi nhuận sơ bộ năm 2022. Như vậy, lợi nhuận ước tính trong năm nay của Phúc Long sẽ xấp xỉ 500 tỷ đồng. Đây có thể là con số có thể nói là không tưởng đối với một chuỗi cửa hàng bán đồ uống như Phúc Long. Vì thương hiệu này chỉ mới mở rộng hệ thống và lợi nhuận bật lên từ năm 2019. Trong năm 2020, Phúc Long ghi nhận doanh thu 793 tỷ đồng và lãi sau thuế 34 tỷ đồng, tuy vượt trội so với các thương hiệu trà sữa như TocoToco, Koi Café, Gong Cha, … nhưng chưa so được với mấy “ông lớn” cà phê như Highlands Coffee hay Starbucks. Thế nhưng, ngay cả Highland Coffee cũng chỉ từng lãi kỉ lục khoảng 100 tỷ vào năm 2017.

Theo Masan, kể từ khi nhận được khoản đầu tư từ tháng 5/2021, Phúc Long đã thể hiện được sức mạnh cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược Point of Life (POL). Masan cho biết, chiến lược này sẽ tăng tốc hơn nữa khi Phúc Long trở thành công ty thành viên của Tập đoàn. Masan dự kiến, trong năm 2022, doanh thu Phúc Long sẽ đạt từ 2.500 đến 3.000 tỷ đồng, nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng và kiosk trong Wincommerce cũng như việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm trà và cà phê.

Bán trà sữa cho giới trẻ, ông chủ kín tiếng của Phúc Long gây dựng khối tài sản trăm triệu USD ở tuổi U80 - Ảnh 1.