Ngô Thái Hà – Chuyên Gia Hướng Nghiệp & Tư Vấn Phát Triển Sự Nghiệp Cá nhân.
Tốt nghiệp Thạc sĩ Chuyên ngành Quản Trị Nguồn Nhân lực. Từng vinh dự đạt giải thưởng Giảng viên Doanh nhân Tiêu biểu vì Thế hệ trẻ Việt Nam. Là Thành viên HĐQT Trường THPT, THCS, Tiểu học Bồ Đề Phương Duy. Hiện Anh đang là Founder – CEO – Tổ chức Giáo dục Hướng nghiệp Fudubank, từng chứng kiến nhiều học sinh, sinh viên và các bạn trẻ gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống đã làm Anh suy nghĩ rất nhiều để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Sau nhiều năm trăn trở với câu chuyện Hướng nghiệp của giới trẻ hiện nay Chuyên gia Ngô Thái Hà chia sẻ: trong suốt hơn 15 năm điều hành doanh nghiệp, làm việc và giảng dạy, Anh nhận thấy rất nhiều vấn đề của con người trong cuộc sống hiện tại có nguyên nhân xuất phát từ việc lựa chọn nghề nghiệp sai lầm từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường cấp 3 dẫn đến rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến đời sống vật chất & tinh thần của mỗi người. Có những người gặp vấn đề về tâm lý như: trầm cảm, mất niềm tin vào bản than, khó khăn tài chính, loay hoay trong công việc hiện tại, sự nghiệp tương lai bế tắc, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, tương lai con cái, chăm sóc Bố Mẹ già.
Từ những thực tế trên Anh đã quyết định lựa chọn con đường Định hướng nghề nghiệp cho học sinh và Tư vấn phát triển Sự nghiệp cho Người trưởng thành như là một Sứ mệnh của bản thân mình. Sau thời gian dài làm việc, học tập và nghiên cứu các bộ môn về con người như tâm lý học hành vi, khoa học não bộ hành vi con người, lập trình ngôn ngữ tư duy, sinh trắc học dấu vân tay, nhân số học ứng dụng nhằm phục vụ cho việc thấu hiểu & khai phá tiềm năng con người. Tháng 10 năm 2021, Anh đã quyết định thành lập Tổ chức Giáo dục Hướng nghiệp Fudubank để thực hiện mục tiêu cuộc đời của mình nhằm giúp cho tất cả mọi người có thể thấu hiểu bản than mình, sống đúng với tiềm năng và giá trị của bản than, đạt được mục tiêu cuộc đời, có một cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc & bình an.
Theo Anh, hậu quả của việc chọn sai nghề nghiệp có thể dẫn đến:
Hậu quả của việc chọn sai nghề đầu tiên phải kể đến đó là lãng phí thời gian và công sức. Thứ người định hướng nghề sai mất đi đầu tiên sẽ là thời gian, công sức học tập đã bỏ ra. Tiêu tốn tiền bạc để học một ngành nghề không phù hợp, không có hứng thú. Bỏ ra quá nhiều mà lại không nhận được gì theo ý muốn cả, bạn có thể phải bỏ ngành và học lại từ đầu.
Khi chọn sai nghề, bạn không chỉ lãng phí chất xám của bản thân mà còn của thầy cô giáo. Chất xám của bạn không được dùng để học tập và làm những công việc phù hợp. Thầy cô giáo giảng dạy, truyền kinh nghiệm cho một người không thể làm nghề đó sau này. Đây là sự lãng phí tài nguyên, nguồn nhân lực vô cùng lớn.
Gây tâm lý chán nản khi học và làm nghề không phù hợp là chuyện vô cùng dễ hiểu. Bởi bạn không yêu thích, không đam mê, bạn sẽ không có đủ động lực cho ngành nghề. Cũng sẽ không hiểu được ý nghĩa, giá trị lao động của nghề và dễ sinh chán nản, bỏ việc.
Chọn sai nghề dẫn đến thất nghiệp hay làm trái ngành là điều rất phổ biến. Bởi khi chán nản trong lúc học nghề hoặc làm việc, bạn sẽ không muốn theo đuổi nghề nữa.
Bạn cảm thấy ngành nghề này thật tẻ nhạt, nhàm chán và bó buộc bạn. Bạn không được thỏa mãn những niềm đam mê, không thể nâng cao bản thân như mong muốn. Bạn buộc phải lựa chọn bỏ việc, làm trái ngành hoặc làm một công việc không phù hợp để sinh sống. Lúc này đây, cuộc sống của bạn sẽ dễ rơi vào khủng hoảng.
NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHỌN SAI NGHỀ
Sau khi tìm hiểu hậu quả của việc chọn sai nghề, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó sẽ có cách khắc phục và chọn nghề đúng đắn.
Người chọn sai nghề thường có hai nguyên nhân chính: không có thái độ, tư tưởng đúng và thiếu hiểu biết. Nghĩ rằng nghề có phân cấp bậc. Có thành kiến với nghề. Chọn nghề theo ý kiến người khác.
Thiếu hiểu biết về ngành nghề cũng như thấu hiểu bản thân phù hợp nghề nào. Bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài của nghề. Nghĩ rằng giỏi môn nào thì hợp nghề đó. Chưa tự nhận thức và thấu hiểu được bản thân như tính cách, sở trưởng, đam mê và mục tiêu cá nhân trong công việc.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐÚNG NGHỀ?
Chọn sai nghề là tình trạng rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Khi chọn sai nghề, các bạn trẻ phải trả giá khá đắt. Dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vậy, làm thế nào để khắc phục những nguyên nhân dẫn đến việc định hướng sai? Làm sao để tránh được hậu quả của việc chọn sai nghề? Để thật sự có thể định hướng nghề nghiệp đúng thì cần phải trải qua các bước:
1. HIỂU MÌNH: TÌM HIỂU KỸ VỀ BẢN THÂN
Nhận thức về ngoại hình, sức khỏe và thể lực. Biết được bản thân yêu thích, đam mê những gì, ngành nghề gì. Chỉ khi làm nghề yêu thích, bạn mới có đủ động lực để theo đuổi nó đến cùng. Tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề yêu thích của mình xem có thật sự phù hợp không. Có khả năng trao dồi những kỹ năng còn kém cần có của nghề không.
Biết bản thân làm được gì, giỏi việc gì, khuyết điểm ở đâu. Không đánh giá quá cao hoặc quá thấp năng lực của chính mình. Nếu đánh giá quá cao bản thân khi vào nghề sẽ rất chủ quan. Không chú tâm, dễ thất vọng và thất bại về sau. Còn nếu đánh giá quá thấp bản thân, bạn sẽ không dám chọn những nghề yêu thích.
Không được ngộ nhận về năng lực của mình. Năng khiếu, năng lực có sẵn thôi là chưa đủ, vì thế đừng chủ quan. Trong quá trình học tập và làm việc, bạn vẫn phải cố gắng để nâng cao năng lực.
2. HIỂU NGHỀ: BỎ ĐI TƯ TƯỞNG, CÁI NHÌN THIỂN CẬN
Mỗi ngành nghề đều đòi hỏi những yếu tố ngoại hình, thể lực khác nhau. Nếu không có đủ sức khỏe để làm một nghề, bạn sẽ không thể theo đuổi nghề đó được.
Phải hiểu rằng nghề nghiệp không phân sang hèn. Nếu bạn làm việc không trái với đạo đức, lương tâm và pháp luật thì nghề nào cũng là nghề cao quý. Hãy bỏ đi cái nhìn, tư tưởng lạc hậu, thiển cận để nhìn nhận nghề nghiệp phù hợp.
Đừng chỉ nhìn vào bề mặt nổi của nghề hay quảng cáo của các cơ sở đào tạo. Cũng đừng tưởng rằng chỉ giỏi một môn văn hóa mà đã có thể làm được một nghề. Như đã nói trên, bạn phải tìm hiểu, xem xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn ngành học. Chỉ như thế, bạn mới có được việc đúng, thích hợp với bản thân.
Nên nhớ không được chọn nghề theo sự áp đặt của gia đình. Không nên đi theo nghề gia truyền nếu không thật sự yêu thích. Cũng không nghe theo lời rủ rê của bạn bè. Bạn cần phải độc lập, tự quyết định và chọn nghề cho bản thân.
3. HIỂU NGÀNH: TÌM HIỂU XU HƯỚNG XÃ HỘI, NGÀNH HỌC MỚI, TRƯỜNG PHÙ HỢP.
Ngoại trừ đam mê, bạn cũng phải xem xét đến xu thế thị trường, xã hội. Như thế thì mới có thể dễ tìm việc làm hơn. Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa với đi theo số đông, theo phong trào. Bởi xu thế càng cao, cạnh tranh càng nhiều.
Bạn nên lựa chọn một ngành học phù hợp với đam mê nhưng vẫn theo kịp sự phát triển của thị trường. Trường học phù hợp với điều kiện bản thân về tài chính, vị trí địa lý, cơ sở vật chất & đội ngũ chuyên gia đào tạo.
Điều kiện tuyển sinh đầu vào của trường về ngành học đó như thế nào. Thời gian học tập và nghiên cứu như thế nào để có thể sắp xếp cho các hoạt động cá nhân khác. Học phí & khoản đầu tư, học bổng hỗ trợ cho sinh viên theo học ra sao.
Thu nhập, mức lương dự kiến khi làm việc có đạt được mục tiêu vế tài chính cá nhân trong tương lai hay không, đây là một trong những lý do ảnh hưởng rất lớn đến tương lai và sự nghiệp sau này.
DỰ ÁN HƯỚNG NGHIỆP VIỆT NAM
Từ nhu cầu thực tế xã hội & các vấn đề nói trên, Một năm sau kể từ khi thành lập, Tổ chức Giáo dục & Hướng nghiệp Fudubank đã chính thức cho ra mắt trang thông tin Hướng nghiệp điện tử với tên miền www.huongnghiepvietnam.vn. Đây là trang thông tin sẽ cung cấp cho người dùng các tiện ích như sau:
– Thực hiện miễn phí các bài trắc nghiệm về sở thích, tính cách & khả năng cá nhân. Giúp mọi người có thể khám phá những yếu tố quan trọng cần thiết cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.
– Đề xuất danh mục nghề nghiệp phù hợp dành riêng cho mỗi cá nhân trong một thế giới nghề nghiệp với hàng ngàn công việc khác nhau. Dựa trên các kết quả trắc nghiệm sở thích, tính cách & khả năng của mỗi cá nhân, người dùng có thể
tham khảo Bảng mô tả nghề nghiệp chi tiết, lộ trình phát triển nghề nghiệp để có thể tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp lý tưởng nhất với bản thân.
– Cung cấp Danh mục Ngành học, trường học theo hệ thống Danh mục ngành học Việt Nam do Bộ giáo dục đào tạo ban hành. Từ đó có thể xác định được ngành học & trường học phù hợp với nghề nghiệp đã chọn và các điều kiện về học lực, tài chính, vị trí địa lý & mục tiêu của từng cá nhân.
– Bên cạnh đó Tổ chức Giáo dục Hướng nghiệp Fudubank còn phối hợp cùng Báo Giáo dục tham gia tổ chức các Sự kiện Hướng nghiệp tại các Trường trung học phổ thông nhằm chia sẽ kiến thức về Hướng nghiệp đến cho các em học sinh.
Ngoài ra, tổ chức còn xây dựng & phát triển đội ngũ Chuyên viên Hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn Chuyên sâu của phụ huynh & học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp & ngành học cho các bạn học sinh.
Anh kể, khi đi Singapore nhìn thấy đất nước người ta gần mình nhưng phát triển vượt bậc và Anh tự hỏi vì sao người ta làm được còn mình thì sao? Có phải người bên đó họ thông minh hơn, giỏi hơn, điều kiện thuận lợi hơn? Và câu trả lời theo quan điểm của cá nhân Anh chính là việc mỗi người luôn có một tố chất, tài năng tiềm ẩn bên trong mỗi con người và cần phải được khám phá, rèn luyện, phát huy và cống hiến cho xã hội thì mỗi người điều thành công, sống có giá trị chắc chắn đất nước sẽ giàu mạnh & phát triển.
Với mong muốn đó, hy vọng mục tiêu và tâm huyết của Anh sẽ trở thành hiện thực trong một ngày gần nhất để có thể giúp cho tất cả mọi người Việt Nam được thấu hiểu bản thân và đạt được mục tiêu của mình, sống một cuộc đời thành công & hạnh phúc.
Xin cảm ơn Anh!