CEO Hoàng Xuân Đức Khởi Nghiệp Thành Công Với Thương Hiệu – ỐNG HÚT THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG MANA.ST !

CEO Hoàng Xuân Đức Khởi Nghiệp Thành Công Với Thương Hiệu – ỐNG HÚT THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG MANA.ST  !

Từ cây sậy bỏ hoang, Hoàng Xuân Đức cùng các cộng sự của mình tại Mana.st vẫn đang âm thầm cùng bà con nông dân vùng ven sông Hồng gia tăng thu nhập từng chút mỗi ngày; song song với đó là việc không ngừng nghỉ đồng hành cùng các anh em đang trong quá trình cai nghiện trong một mục vụ rõ ràng: TRỒNG LẠI CUỘC ĐỜI!

Khởi nghiệp từ sự thấu cảm
Hoàng Xuân Đức, anh tốt nghiệp xong đại học Kyung Hee tại Seoul. Sau khi tốt nghiệp anh trở vê quê nhà hơp tác cùng nhóm bạn khởi nghiệp. Hiện tại anh đang là CEO của nhóm các bạn trẻ khởi nghiệp Mana.st – công ty ỐNG HÚT THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG MANA.ST. Mana.st mang trong mình sứ mệnh cung cấp cho thế giới giải pháp THAY THẾ ỐNG HÚT NHỰA ô nhiễm, có hại cho sức khỏe băng ống hút 100% từ thiên nhiên ! Mana.st mang trong mình niềm tin PHỦ XANH HÓA các cánh đồng của bà con nông dân đang bị bỏ hoang bằng cây sậy có giá trị kinh tế cao. Mana.st mang trong mình khát khao được THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI của những người anh em sau cai nghiện ma túy bằng những giá trị từ công việc mà họ cung cấp cho xã hội.

Là một giáo viên từ thiện trong trung tâm cai nghiện,nhận thấy thấy khó khăn của anh em cai nghiện trong việc tái hòa nhập cộng đồng chủ yếu là do không tìm được việc làm. Hệ quả là những người này rất dễ tái nghiện do tâm lý chán chường và không tự chủ được tài chính. Họ rất dễ lặp lại vòng đời cũ: tái nghiện và lại đi cai nghiện. Anh Đức cho rằng cách duy nhất để phá vỡ vòng lặp tưởng chừng không dứt này là giúp họ xây dựng sự độc lập tài chính cũng như tự chủ năng lực đứng trên đôi chân của chính mình. Từ đó, họ có thể chăm sóc cho bản thân và gia đình.

Không chỉ có thế, trong chuyến đi xuyên Việt bằng xe máy, anh Đức cũng đã chứng kiến rất nhiều gia đình người nông dân vùng ven sông Hồng không có việc làm. “Vì không có công ăn việc làm nên họ(người nông dân” suốt ngày bên chai rượu, những bà mẹ thì nai lưng phục vụ đức lang quân cùng đám bạn, con cái thì bẩn thỉu cùng lũ gà vịt ngay trong sân. Nhàn cư vi bất thiện – khi không có công việc làm ăn thì gia đình lại càng lấn sâu vào tệ nạn say sỉn, cờ bạc, bạo lực gia đình, con cái không được đến trường … Cái vòng luẩn quẩn đấy lại chuyển sang đời con, đời cháu và không biết sẽ đến bao giờ nữa đây …?” anh Đức tâm sự.

Trong khoảng thời gian sinh sống và học tập tại Hàn Quốc, anh Đức đã nhiều lần được chứng kiến sự “kỳ diệu” của các mô hình kinh tế tuần hoàn, dựa trên tái chế rác thải tại Hàn. Cũng tại khu vực sông Hồng này, anh Đức tận mắt thấy những cây sậy mọc hoang xâm lấn đất canh tác lẫn hoa màu nhưng người nông dân không có phương án xử lý triệt để mà chỉ có cách chặt bỏ rồi đem đi đốt và chỉ sau mỗi mùa nước lên, sậy lại mọc trở lại. Anh Đức đã nảy ra suy nghĩ “Tại sao không tìm cách làm giàu từ Sậy giống như cách người Hàn kiếm tiền từ phế phẩm?”.

Từ phát triển nền kinh tế tuần hoàn từ “rác”
Vậy là Mana.st chính thức ra đời, mang theo sứ mệnh cung cấp cho thế giới giải pháp thay thế ống hút nhựa ô nhiễm, có hại cho sức khỏe cũng như thay THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI của những người anh em sau cai nghiện ma túy bằng những giá trị từ công việc mà họ cung cấp cho xã hội. Ngoài các thành viên điều hành chủ chốt, lực lượng lao động còn lại đều là những thành viên trung tâm cai nghiện. Họ cùng tham gia sản xuất ống hút từ sậy cũng như thu mua sậy từ người nông dân. Như vậy, người nghiện có thể tự lập tài chính, đồng thời người nông dân cũng có thêm thu nhập.
Trước đây, đối với người nông dân, cây sậy giống như một loại “rác”. Hằng năm, người nông dân phải chặt cây, đào gốc, đốt rễ để hạn chế sự xâm lấn vào đất canh tác và hoa màu. Tuy nhiên, sau mỗi năm nước sông Hồng lên, cây sậy lại mọc trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn. Trong suốt thời gian covid, anh Đức đã cùng cộng sự là kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư hóa học đã nghiên cứu và phát triển các sản phẩm liên quan đến cây sậy.
Đến nay sau hơn 2 năm thành lập, Mana.st đã thành công làm ra Giống Sậy ưu thế lai với hai công năng chính: Thứ nhất là cải tạo đất tại những khu vực hoặc đất bị bạc màu hoặc đất bị ô nhiễm; và thứ hai là trồng tại khu vực nguyên vật liệu của công ty để làm ra nguyên vật liệu sạch cho các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Từ vùng nguyên vật liệu đạt chuẩn, Mana.st xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn: rễ và lá non được sử dụng làm trà sậy thảo dược, thân được sử dụng làm ống hút, hoa được sử dụng làm chổi, lá già được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho chính cây sậy phát triển và vùng nguyên liệu được sử dụng để khai thác carbon credit.

Đến nhiệm vụ ” Trồng lại cuộc đời”
Lực lượng lao động đầu tiên anh Đức nghĩ đến là những thành viên cai nghiện. Họ sẽ tham gia sản xuất ống hút và thu mua sậy từ người nông dân. Như vậy, người nghiện có thể tự lập tài chính, đồng thời, người nông dân cũng có thêm thu nhập. Không chỉ có thế, Mana.st dành 20% lợi nhuận vào dạy văn hóa miễn phí cho người cai nghiện vào mỗi thứ 7 hàng tuần. Đây cũng là một trong những điều khó khăn nhất khi triển khai dự án này.

Sử dụng ma túy một thời gian dài, đầu óc của người cai nghiện kém minh mẫn hơn. Do đó, công ty phải triển khai song song phương pháp phục hồi tư duy để có thể làm việc cùng công việc của một doanh nghiệp thông thường.

Làm việc cùng người cai nghiện, anh Đức và các cộng sự hiểu cần sự kiên trì, nhẫn nại. Theo anh, việc họ khó bỏ thuốc hay phải cần dạy đi dạy lại rất nhiều lần đều đòi hỏi ở giáo viên đức tính này. Ví dụ, khi làm việc, giáo viên nhất định không nhắc tới quá khứ của họ, bởi đó là điểm yếu của người cai nghiện.

“Khi nói chuyện, chúng tôi cần trao hy vọng và ước mơ về tương lai. Bởi khi chính họ muốn đổi đời, họ mới có thể đi lâu dài. Nếu không xuất phát từ bản thân, dù có dỗ dành, họ cũng không chịu”, anh nói thêm.

Mana.st không chỉ dạy đơn thuần, doanh nghiệp trao cho người cai nghiện cơ hội mở xưởng, làm chủ cơ sở sản xuất thay vì tiếp tục phụ thuộc vào gia đình. Mana.st cũng chuyển giao công nghệ sản xuất, bộ nhận diện thương hiệu theo chuỗi miễn phí. “Chúng tôi muốn giúp người cai nghiện tự sống trên đôi chân của mình”, anh nói.

Sau gần một năm vận hành, tuy chịu ảnh hưởng của Covid-19, Mana.st đã có 10 công nhân kỳ cựu, đào tạo hơn 100 người cai nghiện quay trở về cộng đồng. Đồng thời, công ty cũng ký kết hợp tác cùng 4 trung tâm khác để hỗ trợ nhiều người cai nghiện hơn.

Các sản phẩm từ cây sậy đã xuất khẩu sang Bắc Mỹ, Hàn Quốc. Doanh nghiệp đang đàm phán với Tây Ban Nha, Ba Lan. Từ 7/2021, toàn châu Âu cấm lưu hành chế phẩm nhựa dùng một lần, dẫn tới sự thiếu hụt lớn. Do đó, anh Đức tận dụng điều này để đưa sản phẩm dùng một lần, thân thiện với môi trường vào thị trường.

“Chúng tôi có thế mạnh là thuế suất đặc biệt 0%, không gặp phải rào cản về thuế nhập khẩu kể cả trong và ngoài nước”, anh Đức chia sẻ. Mana.st còn sản xuất ống hút sậy cho trẻ em với công nghệ phủ nano và sữa đã đạt chứng nhận kiểm định SGS.

Và các giải thưởng quốc tế – “đòn bẩy” bứt phá thành công

Đến nay, Mana.st đã vinh dự đón nhận hàng chục giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế như:

– Giải Nhất đồng đội APEC SLP 2022 tổ chức tại Thái Lan

– Quán quân Quốc tế Dự án vì Cộng đồng xuất sắc nhất năm tại International Excellence Awards (là đại diện duy nhất đến từ Việt Nam)

– Giải 3 Cuộc thi Tìm kiếm mô hình kinh doanh giảm thiểu rác thải nhựa thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn PlastInovation 2022

– Top 10 cuộc thi Climate Launch Pad 2022 (Khởi nghiệp kinh doanh xanh toàn cầu 2022)

– Top 10 Blue Venture Award mùa thứ 4
– Top 7 STK – TECHFEST 2021

Và trên các phương tiện truyền thông như :

VTC10: Tri thức Việt (01/10/2022) và Câu chuyện Ngày mới (02/10/2022)
VTV3 Chương trình Cà phê sáng ngày 30/08/2022 cùng các Quý báo khác