Fed đang “chà đạp’ lên chức năng phòng ngừa lạm phát của Bitcoin
Nhiều người đã coi tiền điện tử chính là ‘vàng kỹ thuật số’ – phần lớn là do tiền kỹ thuật số được thiết kế giới hạn về nguồn cung -giống như trữ lượng kim loại quý. Và dòng tiền vào các quỹ tiền điện tử đã tăng nhanh trong những tháng gần đây khi các nhà đầu tư – và đáng chú ý là các nhà hoạch định chính sách – lo lắng về tình trạng lạm phát kéo dài.
Nhưng ngay cả khi gạt bỏ một số vấn đề khác, như khả năng thanh khoản “chắp vá” hoặc ngày càng nhiều những quy định để quản lý loại tiền này, Bitcoin hiện phải đối mặt với thách thức kép là lãi suất trong thế giới thực tăng dần, có lẽ tăng nhanh hơn những dự đoán trước đây, và biến động mạnh hơn bao giờ hết giữa bối cảnh thị trường tài chính khởi sắc.
Đối với những người ưa thích Bitcoin, sự biến động là một trong những điểm hấp dẫn lớn nhất của đồng tiền này. Đó là yếu tố thúc đẩy biến động giá dữ dội, nếu đúng lúc, có thể mang lại lợi nhuận ngoạn mục. Năm nay, mức tăng giá bitcoin hàng tháng phổ biến là từ 30% trở lên, song cũng không ít tháng giá giảm từ 15% đến 30%.
So với vàng, hàng rào lạm phát lâu đời nhất trên thế giới, Bitcoin biến động mạnh hơn nhiều. Vốn dĩ các nhà đầu tư không thích rủi ro đang tìm kiếm một tài sản tương đối an toàn để phòng ngừa trước lạm phát gia tăng với mục đích kìm hãm mức độ biến động đó trong danh mục đầu tư của mình.
Mức biến động 3 tháng của vàng năm nay là khoảng 13%, gần tương đương với thời điểm đầu năm 2017, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất. Tháng 5 năm nay, mức biến động của vàng (so với 3 tháng trước đó) đạt kỷ lục cao nhất trong vòng 8 năm, là 22%.
Trong khi đó, mức độ biến động trong 3 tháng của Bitcoin cao hơn vàng khoảng 5 lần, hiện là 57%, cũng tương tự như khi bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ 2017-18 của Fed, và đạt đỉnh cao 110% vào đầu năm nay.
Tuy nhiên, không giống như vàng, Bitcoin đã tăng mạnh mẽ kể cả trong nửa cuối của chu kỳ thắt chặt tiền tệ (2 năm), đạt trên 110% vào tháng 3/2018.