Tăng doanh số bán hàng Tết dù không mất chi phí quảng cáo
Cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ tìm lối thoát vươn lên sau dịch
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tiểu thương và doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn bởi gánh trên lưng nhiều chi phí khác nhau như tiền thuê mặt bằng, các khoản phí dịch vụ, phí nhập hàng, thuê nhân viên, phí đóng gói, vận chuyển thậm chí cả chi phí hao mòn, hư tổn hàng hóa.
Tuy nhiên, dù bỏ ra khá nhiều chi phí như vậy nhưng đầu ra lại rất ít. Điều này khiến cho rất nhiều tiểu thương không đủ khả năng chi trả, phải đóng cửa hàng.
Chị Bùi Hải Hà, chủ cửa hàng bánh kẹo tại phố Đội Cấn, Hà Nội cho hay, chị thuê mặt bằng với giá 10 triệu/tháng chưa tính tiền điện nước nhưng nay hàng hoá bán ra ế ẩm, chị không đủ vốn nhập hàng Tết và chi trả các loại hoá đơn nên đành đóng cửa trả mặt bằng.
Cũng giống chị Hà, chị Huỳnh, chủ cửa hàng tại TP HCM tâm sự, tình hình năm qua khiến công việc buôn bán của chị không khả quan.
“Do thời gian phong tỏa nên nguồn hàng ít, quá trình vận chuyển khá khó khăn. Các đơn hàng bị lưu kho rất lâu và không thể đến tay khách, dẫn đến nhiều hư hại, việc này ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của tôi”, chị Huỳnh nói.
Thống kê về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 cán đích tăng trưởng GDP ở mức 2,58%. Con số này thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt ra là 6,5%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2021 có đến 119.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn gần 55.000, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 48.100 và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 16.700. Tính trung bình mỗi tháng có gần 10.000 doanh nghiệp đóng cửa (hay hơn 330 doanh nghiệp/ngày).
Nhận thấy những khó khăn của tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thời điểm này, Vụ Công nghiệp – Xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho rằng các doanh nghiệp đang rất cần hỗ trợ trong các khâu tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường, mở rộng sản xuất…
Kinh Đô miễn phí quảng cáo khi kinh doanh 3 mặt hàng thiết yếu
Là một trong số những tiểu thương được Kinh Đô hỗ trợ kinh doanh trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, anh Trần Quang Dương, chủ cửa hàng chuyên bán mứt quà Tết cho biết, anh thấy rất vui và may mắn vì lần đầu tiên được 1 doanh nghiệp hỗ trợ, đồng hành trong việc quảng cáo cửa hàng thông qua chương trình “Gian hàng Hy Vọng”.
Cũng giống cửa hàng anh Dương, chị Đào Ngọc Uyên Trang chuyên bán giày dép, quần áo cũng vui mừng chia sẻ, chị tham gia “Gian hàng Hy Vọng” một phần vì muốn nhận được quảng cáo từ Kinh Đô, một phần cũng muốn đồng hành để cùng lan tỏa chương trình đầy ý nghĩa này. Theo chị Trang, nhờ “Gian hàng Hy Vọng” của Kinh Đô nên cửa hàng chị đã có thêm cơ hội quảng bá và tăng độ nhận diện cho cửa hàng thông qua chương trình.
“Tình hình kinh doanh năm rồi rất khó khăn, tôi đã phải đóng cửa một thời gian do không đủ chi phí duy trì, gần dây tôi chuyển một phần sang hoạt động online do sau dịch lượng khách đi chợ giảm nhiều. Do mới bán online nên tôi cũng chưa có kinh nghiệm quảng cáo trên internet nhưng hiện nay khó khăn về vấn đề quảng cáo đang dần được tháo gỡ vì lần đầu tiên có một doanh nghiệp lớn, không liên quan lợi ích về bán hàng nhưng vẫn đồng lòng hỗ trợ người kinh doanh nhỏ vượt qua thời điểm khó khăn, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán 2022”, chị Uyên Trang tâm sự.