MBBank phát hành báo cáo“Fintech & Ngân hàng số”
Toàn cảnh ngành công nghiệp Fintech năm 2021
Trong những năm gần đây, “làn sóng” các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính đã tác động mạnh mẽ đến cách thức kinh doanh của ngành Tài chính – Ngân hàng. Fintech (Financial Technology) đã tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện đại để tạo ra những kết quả đột phá trong tài chính toàn diện và trở thành đại diện cho cuộc cách mạng kỹ thuật số của ngành. Các công ty này hoạt động trong nhiều lĩnh vực: thanh toán, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, quản lý tài sản, tự động hóa đầu tư, công nghệ bảo hiểm, công nghệ giám sát và kiểm soát trong lĩnh vực tài chính, tiền mã hóa, công nghệ Blockchain.
Báo cáo “Fintech & Ngân hàng số” do MBBank phát hành nhấn mạnh vai trò quan trọng của công nghệ bảo hiểm (Insurtech) và công nghệ giám sát và kiểm soát (Regtech) trong việc thay đổi cách thức vận hành ngành tài chính. Cụ thể, công nghệ giám sát và kiểm soát giúp đơn giản hóa, giảm chi phí và tăng cường hiệu quả của các hoạt động liên quan đến các yêu cầu pháp lý, quản lý và tạo lập môi trường hoạt động. Trong khi đó, công nghệ bảo hiểm ứng dụng đa dạng các công nghệ như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật để thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển nhanh chóng.
Báo cáo cũng chỉ ra một hệ sinh thái Fintech hoàn chỉnh bao gồm ba bên tác động qua lại: Ngân hàng truyền thống và các định chế tài chính, công ty công nghệ lớn và khởi nghiệp Fintech và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính. Trích dẫn từ báo cáo “Synergy and disruption: Ten trends shaping fintech” của McKinsey, các công ty Fintech này hoạt động theo các mô hình tiêu chuẩn: (1) Công ty khởi nghiệp; (2) Công ty được các tổ chức tài chính – ngân hàng truyền thống đầu tư; (3) Một phần trong hệ sinh thái được điều phối bởi các công ty công nghệ lớn; (4) Nhà cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ của các tổ chức tài chính ngân hàng.
Tại Việt Nam, hoạt động Fintech đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc cả về mặt số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư. Tính đến năm 2020, thị trường tài chính Việt Nam có tổng cộng 115 công ty Fintech, trong đó 76% công ty hoạt động trong các lĩnh vực như thanh toán, cho vay ngang hàng, blockchain, POS, quản lý tài sản.
Phát triển Ngân hàng số trên nền tảng Fintech
Theo báo báo “Fintech và Ngân hàng số”, các công nghệ đột phá của hệ thống Fintech có thể hỗ trợ hiệu quả cho Ngân hàng số nhằm nâng cao năng lực ngân hàng số và đổi mới sản phẩm dịch vụ.
Cụ thể, công nghệ Blockchain giúp các ngân hàng hình thành năng lực giao dịch mới, mở rộng thế mạnh vốn có từ những giao dịch trực tiếp sang trực tuyến. Công nghệ AI và ML nâng cao năng lực phân tích và xử lý dữ liệu, hỗ trợ hiệu quả tiến trình ra quyết định. Bên cạnh đó, hình thành hệ sinh thái là một bước tiến mạnh mẽ kết nối các bên liên quan với ngân hàng thành một cộng đồng, từ đó mở rộng không gian, thời gian cho sản phẩm dịch vụ, cũng như cung cấp các sản phẩm – dịch vụ mới có tính cá nhân hoá và linh hoạt hơn. Công nghệ Open-API sẽ giúp ngân hàng tạo ra được những mô hình kinh doanh kỹ thuật số, mở rộng khả năng thiết kế sản phẩm