Động lực nào để phát triển đô thị tại TP.HCM?

Động lực nào để phát triển đô thị tại TP.HCM?

‘Phát triển đô thị vẫn còn theo kiểu vết dầu loang – thấp tầng’

Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), TP.HCM hiện có khoảng 1,92 triệu căn nhà, trong đó nhà ở riêng lẻ chiếm đến  88%, còn lại là căn hộ nhà chung cư. Trong đó, có 474 khu nhà chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, khoảng trên 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch và một số khu vực dân cư nội thành cần được chỉnh trang và nhà ở có tuổi thọ lớn trên 30 năm chiếm tỷ lệ 29,2%), diện tích nhà ở bình quân chỉ đạt 20,63 m2/người, tuy đạt kế hoạch đề ra nhưng thấp hơn rất nhiều so với mức 24 m2/người của cả nước.

HoREA cho rằng, xu thế phát triển đô thị tại TP.HCM vẫn còn theo kiểu “vết dầu loang – thấp tầng”, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu về đô thị hóa và phát triển đô thị, cũng như chưa đảm bảo được nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường. Đặc biệt là chưa thực hiện được yêu cầu phát triển nhà ở chủ yếu là phát triển nhà chung cư và chưa hình thành được nhiều đô thị vệ tinh có mật độ dân số tập trung như khu đô thị Phú Mỹ Hưng và cả tại các khu đô thị mới thuộc các tỉnh lân cận TP.HCM.

“Với thực trạng hiện nay, sẽ khó kết nối hạ tầng, đặc biệt là kết nối hệ thống giao thông có sức chở lớn, vì nhà nước không thể có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư, nếu thành phố cứ phát triển theo kiểu vết dầu loang – thấp tầng, như hiện tại, cũng như khó thực hiện hiệu quả công tác tái bố trí dân cư của thành phố”, HoREA nhận định.

Động lực nào để phát triển đô thị tại TP.HCM? - Ảnh 1.