Khu vực hưởng lợi từ ‘cú hích’ thành phố Thủ Đức

Khu vực hưởng lợi từ ‘cú hích’ thành phố Thủ Đức

Theo báo cáo thị trường bất động sản TP. HCM – Cơ hội và Thách thức hồi quý 1/2020, Savills dự báo đến năm 2022 phân khúc bất động sản liền thổ sẽ chào đón 12.800 căn một nền. Các quận phía Đông được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn đầu với hơn 50% nguồn cung trong tương lai. Cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thu hút vốn đầu tư vào các đô thị vệ tinh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An để phát triển các dự án quy mô lớn với đa dạng sản phẩm ở mức giá cạnh tranh.

Hưởng lợi từ thành phố tương lai

TP. Thủ Đức với hơn một triệu dân trong tương lai được hướng đến là đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố. Với lợi thế vị trí cửa ngõ, TP. Thủ Đức được xem là vùng động lực phát triển kinh tế trên nền tảng công nghệ cao, ước tính sẽ đóng góp 30% GDP cho TP. HCM, tương đương 4-5% GDP cả nước.

Theo giới chuyên gia bất động sản, điều này tạo tác động tích cực đến sự tăng nhiệt của thị trường bất động sản TP. HCM. Quyết định thành lập thêm thành phố trong thành phố còn làm gia tăng sức hút cho các khu vực lân cận, trở thành động lực cho các đô thị vệ tinh phát triển mạnh. Trong số các khu vực lân cận, Bình Dương, Đồng Nai nổi lên là 2 điểm sáng của thị trường bất động sản vệ tinh hưởng lợi từ quyết định này.

Đối với khu vực Đồng Nai, Nhơn Trạch, Long Thành là các thị trường được kỳ vọng sẽ phát triển theo Đề án “Thành phố phía Đông” khi có lợi thế giáp ranh với quận 9, một phần quận Thủ Đức và một phần quận 2.

Theo giới chuyên gia, hai huyện này chỉ cách quận 2 và quận 9 một con sông Đồng Nai. Đây cũng là tâm điểm của các dự án giao thông lớn như sân bay quốc tế Long Thành, Hương Lộ 2, cao tốc TP. HCM – Long Thành và một số dự án cầu mới như cầu Cát Lái, cầu quận 9, cầu Đồng Nai 2… Long Thành còn dễ dàng kết nối với Thủ Thiêm qua cao tốc TP. HCM – Long Thành. Cùng với đó, các dự án khu đô thị lớn cũng đang được xây dựng tại đây, tạo nên hệ thống đô thị liên hoàn với “Thành phố phía Đông”.

Vốn được xem là “sân sau” của TP. HCM, Bình Dương là địa phương được vinh danh là đô thị có chiến lược phát triển thông minh tiêu biểu của thế giới (Smart21), mở ra nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư. Cùng với đó, việc thành lập hai thành phố Dĩ An và Bình Dương còn khiến Bình Dương trở thành một trong những thị trường bất động sản giáp ranh sôi động nhất, được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ hạ tầng phát triển của TP. Thủ Đức trong tương lai.

Xét theo địa giới, Dĩ An có lợi thế giáp ranh quận Thủ Đức, nằm ngay bên cạnh Làng Đại học Quốc gia. Khu vực này theo quy hoạch sẽ trở thành trung tâm công nghệ giáo dục và khu công nghệ cao của thành phố mới.

Thị trường bất động sản Bình Dương hiện đang phát triển bám theo 2 trục chính là Đại lộ Phạm Văn Đồng và Quốc lộ 13. Hai tuyến đường huyết mạch này còn nối Dĩ An với các khu vực khác của TP. HCM. Cụ thể, chạy dọc Quốc lộ 13 sẽ đi ngang qua quận 12, Hóc Môn, Củ Chi…, trục chính tâm là hướng về TP. Thủ Dầu Một của Bình Dương, nằm ở hướng Bắc Sài Gòn. Trong khi đó, trục Phạm Văn Đồng là thuộc phía Đông Sài Gòn với thị trường tâm điểm là khu vực Dĩ An. Trục này đi qua quận Thủ Đức, qua Bình Dương chạy về Đồng Nai.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, Quốc lộ 13 có nhiều cơ hội để phát triển bất động sản khi nơi đây tập trung phần lớn các khu công nghiệp, cư dân đông đúc. Các dự án ở trục đường này mọc lên khá nhiều thời gian qua, nhất là phân khúc căn hộ, chủ yếu hướng đến việc cho chuyên gia nước ngoài, người lao động ở các khu công nghiệp thuê.

Còn trục Phạm Văn Đồng lại có định hướng về phía Đông, cho nên thị trường nơi đây đang có lợi thế hưởng lợi theo câu chuyện “Thành phố phía Đông”. Đây cũng được xem là trục đường dân sinh khi không có container đi lại, ăn theo hạ tầng quận Thủ Đức, với các tiện ích, dịch vụ đã và đang phát triển mạnh, kéo theo loạt dự án cao cấp mọc lên. Nhờ lợi thế giáp ranh các quận khu Đông, nên trục đường này thu hút đông đảo nhà đầu tư mua lướt sóng, cho thuê hoặc để ở.

Vị trí cửa ngõ vào thành phố mới nâng giá trị khu đô thị

Trong báo cáo bất động sản TP. HCM quý III/2020 của Savills, bà Huỳnh Thị Hương Giang – Quản lý bộ phận Nghiên cứu thị trường của Savills Việt Nam đánh giá bất động sản liền thổ tiếp tục được ưa chuộng với tỷ lệ hấp thụ tốt, bất chấp sự cản trở của đại dịch. Cơ sở hạ tầng hình thành trong 3 năm góp phần tăng thêm giá trị cho các khu đô thị mới. Thị trường còn được thúc đẩy bởi tăng trưởng thu nhập và sự chuyển dịch nhu cầu nhà ở.

Trên thực tế, các khu đô thị quy mô với quy hoạch bài bản đang trở thành điểm đến của giới đầu tư bất động sản và người có ý định mua để ở lâu dài. Tận dụng những lợi thế hạ tầng từ sự phát triển của TP. Thủ Đức, kết hợp tiềm năng hấp thụ của bất động sản liền thổ cùng xu hướng hướng đến không gian nhiều mảng xanh, Lyn Property đã phát triển dự án Anderson Park theo mô hình khép kín với hơn 70% diện tích là mảng xanh tại Bình Dương.

Khu vực hưởng lợi từ ‘cú hích’ thành phố Thủ Đức - Ảnh 1.