Gỡ khó vì ảnh hưởng dịch, thị trường “chọn mặt gửi đồ” lên ngôi
Dù đã trở lại bình thường sau hơn 5 tháng giãn cách xã hội với nhiều cấp độ tại các địa phương nhưng đối với doanh nghiệp, khó khăn về tài chính chưa bao giờ là hết, nhất là với tiểu thương nhỏ và người lao động. Nhiều con đường, thậm chí ngay trung tâm các quận tại Sài Gòn, trước kia vốn buôn bán sầm uất nay vẫn còn đầy các cửa hàng đang trong tình trạng đóng cửa im ỉm, hoặc treo biển cho thuê lại mặt bằng. Số lượng người thất nghiệp ngày một tăng cao, tình trạng thiếu vốn, nợ lương vẫn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp.
Đứt gãy nguồn cung lao động, nhiều người vẫn đang thất nghiệp
Theo lời chị N, chủ shop thời trang tại TP.HCM: “Dù thành phố đã mở cửa trở lại, nhưng lượng khách so với năm ngoài bị giảm đi rất nhiều. Có khi bán hàng còn không đủ trả tiền thuê mặt bằng nói chi là tiền sinh hoạt phí cho gia đình mỗi tháng”.
Nhiều thử thách lớn mà người dân, doanh nghiệp đang phải đối diện sau đợt dịch này, chính là áp lực từ sự thay đổi cung và cầu trên thị trường. Theo Báo Tuổi Trẻ: “Lao động tạm thời mất việc hoặc mất việc sau 5 tháng giãn cách trên 1 triệu người, chiếm 41,2 của gần 2,5 triệu lao động tham gia BHXH. Với mức độ tổn thất nghiêm trọng, cung và cầu thị trường nội địa sẽ phục hồi hết sức chậm chạp, do đó cơ hội việc làm sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn”. Chủ một hệ thống chuỗi karaoke với hơn 600 nhân viên và 20 chi nhánh đã có những chia sẻ đầy lo âu về tương lai sắp tới trên báo Vnexpress: ” Chúng tôi đang vay mượn rất nhiều để hỗ trợ cho nhân viên, duy trì máy móc và cơ sở vật chất, nguy cơ rơi vào tình trạng kiệt quệ, có thể phải đóng cửa”. Đây không chỉ là câu chuyện của riêng 1 doanh nghiệp nào sau dịch.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2021, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%. Bình quân một tháng, có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, phần nhiều do tác động quá mạnh mẽ của Covid và không thể trụ vững qua đợt tấn công này của đại dịch.
Vấn đề vẫn được đặt ra đối với tình hình kinh tế hiện giờ chính là tình trạng người lao động mất việc – doanh nghiệp cố gắng xoay sở, duy trì và cầm cự để tìm hướng phát triển thích ứng với việc sống chung cùng đại dịch. Giải pháp nào để giúp người dân và doanh nghiệp “sống sót” sau hậu Covid 19 một cách “nhanh – gọn – lẹ” sẽ là ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế và có cơ hội phát triển thành xu hướng kinh doanh mới trong tương lai.
“Chọn mặt gửi đồ” đang là lựa chọn giải quyết tài chính với nhiều người
Từ khi đại dịch Covid xuất hiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm cách sống chung và cố gắng duy trì hoạt động, còn người lao động tìm cách loay hoay kiếm sống từng ngày. Các tiệm cầm đồ bỗng trở thành “cứu tinh” của nhiều người dân, tiểu thương, và doanh nghiệp nhỏ.
Theo chị V, một người bán hàng ngoài chợ cho biết: “Thời điểm ra chỉ thị 16, tất cả mọi hoạt động đều bắt buộc dừng lại, nỗi lo về tiền chưa bao giờ là hết, lo ăn, lo mặc đã khổ còn lo thêm tiền nhà. Để duy trì cuộc sống, tôi quyết định cầm cả nhẫn cưới để trang trải.”
Anh Th, chủ một doanh nghiệp nhỏ cầm cả Ô tô tâm sự: “Đợi xong giãn cách, mình sẽ đến chuộc lại. Công ty cầm đồ này có lãi suất, hợp đồng rõ ràng, mạng lưới nhiều nên không lo họ làm ăn gian lận”. Với anh Th, việc cầm chiếc ô tô để xoay vốn nhanh trong đại dịch đã giúp anh thoát khỏi cảnh đóng cửa xưởng may còn lại.