Thí nghiệm kinh điển nhất trong lịch sử khoa học: Thử thách độ không tuyệt đối
Thông qua lý thuyết, chúng ta có thể suy ra giới hạn nhiệt độ trong vũ trụ, đối với nhiệt độ cao, khối lượng tối đa của các hạt vi mô chuyển động với tốc độ ánh sáng chính là giới hạn của nhiệt độ cao và giá trị của nó là 10 ^ 32 K, được gọi là nhiệt độ Planck – tương ứng với nhiệt độ của những lỗ đen khi những lỗ này bốc hơi hoặc với nhiệt độ của vũ trụ tức khắc ngay sau Vụ nổ lớn.
Và để chứng minh sự tồn tại của độ không tuyệt đối, nhân loại đã phải tiến hành rất nhiều cuộc thí nghiệm trong một thời gian rất dài và câu chuyện về giá trị giới hạn này cũng khá thú vị khi đứng từ góc độ khoa học bởi khi khái niệm này được đưa ra, không có bất cứ ai có thể tiến hành những thí nghiệm đạt đến gần nhiệt độ đó.
Thế nhưng khái niệm cụ thể về độ không tuyệt đối không phải được hình thành một sớm một chiều, thay vào đó nó được nhiều thế hệ các nhà khoa học nghiên cứu, quan sát và đúc kết. Ngay từ năm 1702, nhà vật lý người Pháp Guillaume Amonton đã đặt ra vấn đề liệu có giới hạn cho sự lạnh giá hay không.
Ông đã cải tiến một nhiệt kế sử dụng không khí và thủy ngân. Thể tích không khí thay đổi theo nhiệt độ, khiến một phần thủy ngân chuyển động để hiển thị thang đo. Giá trị nhỏ nhất của nhiệt kế có giới hạn, đó là điểm 0 (theo tính toán ngày nay, nó là khoảng -240 độ C).