NHTW Trung Quốc loại bỏ khả năng đưa ra gói kích thích tiền tệ quy mô “khủng”
Trong ngày thứ Ba, đại diện Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phản bác quan điểm rằng họ sẽ có những biện pháp mạnh tay nhằm hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng.
Theo phó thống đốc ngân hàng trung ương, ông Pan Gongsheng, chính sách tiền tệ của Trung Quốc hiện vẫn đang ở trong ngưỡng bình thường. Ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ không áp dụng biện pháp kích cầu quy mô lớn.
Chỉ số Shanghai Composite không có nhiều thay đổi ở cuối phiên giao dịch ngày thứ Tư. Liền trong 2 ngày trước đó, chỉ số tăng được mỗi phiên 1%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc thời hạn 10 năm hiện đang ở ngưỡng khoảng 2,86%.
Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc tại Nomura Holdings, ông Ting Lu, nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm đã tăng lên mức 2,87% từ mức 2,85% vào cuối phiên ngày thứ Ba. Thị trường hiểu thông điệp từ các nhà hoạch định chính sách như dấu hiệu của việc sẽ giảm bớt nới lỏng tiền tệ.
Trưởng bộ phận chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Trung Quốc, ông Sun Guofeng, nhận xét: “Điều kiện hiện tại có thể không cần nhiều thanh khoản như trước đây để có thể giữ được lãi suất ở mức ổn định”.
Ông Sun nói thêm rằng ngân hàng trung ương có thừa công cụ để đảm bảo thanh khoản của thị trường.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau chứ không chỉ riêng lãi suất cơ bản để thực thi chính sách tiền tệ. Trong tháng 7, Ngân hàng trung ương Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần đầu tiên tính từ tháng 4/2020. Tuy nhiên, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao trong 16 tháng liên tiếp.
Trong tuần trước, Quốc vụ viện Trung Quốc công bố ngân hàng trung ương có thể sẽ công bố gói 300 tỷ nhân dân tệ tức 46,5 tỷ USD để các ngân hàng có thể cho các ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chuyên gia kinh tế cao cấp phụ trách nhóm thị trường mới nổi châu Á, ông Aidan Yao, nhận xét: “Tuyên bố mới nhất từ ngân hàng trung ương đã làm giảm khả năng sẽ có khả năng can thiệp chính sách mạnh tay. Nhìn chung tuyên bố của ngân hàng trung ương cho thấy cơ quan này chưa thay đổi quan điểm chính sách thận trọng dù rằng kinh tế hiện đang có rất nhiều thách thức”.
Số liệu thương mại của Trung Quốc tháng 8/2021 tốt hơn so với kỳ vọng, xuất khẩu tăng 25,6% và nhập khẩu, dấu hiệu quan trọng của tiêu dùng nội địa, tăng trưởng 33,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 8/2021, tăng trưởng xuất khẩu Trung Quốc bất ngờ lên mạnh, các nhà cung cấp đẩy mạnh mua hàng trước thềm mùa mua sắm cuối năm, điều này giúp bù lại cho sự suy giảm của xuất khẩu do tình trạng gián đoạn hoạt động tại các cảng trong thời gian gần đây do biến chủng delta lây lan mạnh.
Theo Bloomberg, xuất khẩu tháng 8/2021 tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước lên kỷ lục 294,3 tỷ USD, cao hơn 10 tỷ USD so với tháng liền trước. Nhập khẩu trong khi đó tăng 33,1% lên 236 tỷ USD, cũng là mức cao chưa từng có. Nhờ vậy Trung Quốc có thặng dư thương mại đạt 58,3 tỷ USD trong tháng 8/2021.
Đáng nói, xuất khẩu, nhập khẩu tại Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt dù rằng có những gián đoạn tại cảng lớn thứ 2 của Trung Quốc trong tháng trước do những đợt bùng dịch mới, tình trạng này gây ra nhiều sự gián đoạn và đẩy chi phí vận tải tăng vọt. Nhu cầu hàng hóa toàn cầu duy trì ở mức cao, đặc biệt tại thị trường Mỹ và châu Âu khi mà các nhà bán lẻ đẩy mạnh mua hàng từ Trung Quốc chuẩn bị cho mùa bán hàng Giáng sinh.
“Mùa mua sắm Giáng sinh đã đến sớm hơn cả những năm trước đó”, chuyên gia về Trung Quốc tại ngân hàng ANZ – ông Xing Zhaopeng, nhận xét. Nguyên nhân của việc xuất khẩu Trung Quốc tăng vọt được cho là bởi nhu cầu cao đối với sản phẩm của Apple tăng cao, cùng lúc đó các đợt bùng dịch tại Đông Nam Á khiến cho các đơn hàng được chuyển hướng sang Trung Quốc. Ông Zhaopeng cho rằng xuất khẩu Trung Quốc sẽ vẫn cao trước tháng 11/2021.
Ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc bao gồm hàng điện tử, sản phẩm công nghệ cao, quần áo và phụ kiện quần áo. Hai mặt hàng nhập khẩu chủ chốt bao gồm sản phẩm điện tử, hàng công nghệ cao.